Bài tập về tính chất hóa học của Axit Cacboxylic có giải chi tiết (P2)

  • 6363 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit hữu cơ đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. X tác dụng được với tất các các chất trong dãy nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)?

Xem đáp án

Đáp án A

nNaOH=0,15(mol); nAg=0,2(mol)nHCOOH= nAg2=0,1(mol) nX=nNaOH-nHCOOH=0,05(mol)Li có: mX=8,2-mHCOOH=3,6(g) 

=> MX = 72 => X là C2H3COOH

=> đáp án A đúng

Đáp án B,C: X không tác dụng được với phenol

Đáp án D: X không tác dụng được với CuCl2 vì đây là muối của axit mạnh hơn X


Câu 2:

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tỉếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O . Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là

Xem đáp án

Đáp án D

Đốt 4,02 gam axit ta có: nH2O=0,13(mol) 

Với 10,05 gam X, vì X đơn chức nên ta có:

 naxit=mmui-maxit22=0,125(mol)naxit trong 4,02 gram=0,125.4,0210,05=0,05(mol)Vì axit đơn chc nO trong axit=0,1(mol) 

Bảo toàn khối lượng ta có:

maxit=mO+mC+mHnC trong axit=nCO2 nếu đt cháy axit=0,18(mol)nH2O=nCO2-naxit4,02=16.0,1+mC+2.0,13mC=2,16(g)  

=> axit không no, có một liên kết đôi trong mạch C

Lại có: C¯=0,180,05=3,6 

=>2 axit là C3H4O2 (C2H3COOH) và C4H6O2 (C3H5COOH)


Câu 3:

Hỗn hợp Z gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức kế tỉếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được khối lượng H2O ít hơn khối lượng CO2 là 5,46 gam. Nếu lấy 1/2 lượng hỗn hợp Z ở trên cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được 3,9 gam hỗn hợp muối khan. Công thức 2 axit trong Zlà

Xem đáp án

Đáp án A

Z gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở

=>khi đốt cháy Z ta có  nH2O=nCO2

Lại có mCO2-mH2O=5,46(g) 

 nH2O=nCO2=0,21(mol)Gi naxit=x(mol)nO trong axit=2x(mol)maxit=mC+mH+mO=12nCO2+2nH2O+16nO trong axit=2,94+32x (g)

Xét 12 h hp Z naxit =12x(mol); maxit=1,47+16x(g)

Vì phản ứng vừa đủ nên áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:  

 3,9-(1,47+16x)22=12xx=0,09(mol)C¯axit=0,210,09=2,33 

Vậy 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH

Nhận xét: Đây là bài toán tương đối khó. Ta thấy sau khi tính được số mol H2O; CO2 ta không thể tính được số mol ca axit. Khi biết khối lượng muối khan ta cũng không thể tính được số mol của axit luôn. Do đó ta nghĩ đến đặt ẩn là số mol axit rồi tìm cách biểu diễn các dữ kiện của bài toán theo ẩn, từ đó tìm được số mol axit. Một kinh nghiệm là khi bài toán đi vào bế tắc và chưa biết làm gì tiếp theo, hãy đặt ẩn một giá trị nào đấy càng liên quan nhiều đến các dữ kiện càng tốt và cố gắng biểu diễn các dữ kiện theo ẩn.


Câu 4:

Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi công thức chung của ba axit là RCOOH

nNaOH dư = nHCl = 0,2(mol)

=>nNaOH phản ứng = 0,5 (mol) = naxit

Cô cạn dung dịch D thu được chất rắn khan E gồm 0,2 mol NaCl va 0,5 mol RCOONa

 mE=52,58(g)=0,2.58,5+(R+67).0,5R=14,76 

=>trong X có HCOOH

Mà X có 2 axit no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tỉếp

=>X có HCOOH; CH3COOH

Ta thấy khi đốt cháy axit no, đơn chức, mạch hở ta thu được nCO2=nH2O ; khi đốt cháy axit đơn chức, không no có một liên kết đôi ta thu được nCO2-nH2O=naxit.

Do đó ta thấy để tính số mol của axit không no cần tính được số mol H2O và CO2 khi đốt cháy axit ban đầu.

Giả sử khi đốt cháy hoàn toàn axit ban đầu thu được X mol CO2 và y mol H2O.

Ta cần lập hai phương trình của x và y để từ đó tìm x y.

Có mRCOONa=52,58-mNaCl=40,88(g) 

Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

maxit+22naxit=mRCOONamaxit=29,88(g)Mà maxit=mC+mH+mO vi nO trong axit=2naxit =1(mol)mC trong axit+mH trong axit=13,88(g)=12x+2y (1)

Mặt khác xét phản ứng đốt cháy hoàn toàn E thu được NaCl; Na2CO3; CO2 và H2O

Trong đó nNa2CO3=12nRCOONa =0,25(mol); mH2O+mCO2=mbình NaOHtăng=44,14(g)

Bảo toàn nguyên tố C, H ta có tổng khối lượng CO2 và H2O khi đốt cháy axit là:

44x+18y=44,14+44.nNa2CO3+1812nRCOOH=59,64(g) (2)

(1) và (2) suy ra x = 1,02(mol); y = 0,82(mol)

Đến đây ta đã hoàn thành mục đích tính được số mol H2O và CO2 khi đốt cháy axit

naxit không no=nCO2-nH2O=0,2(mol)Ta có: nCO2 do đt cháy axit no0,3(mol)nCO2 do đt cháy axit không no0,72(mol)C axit không no 3,6

=>axit không no chỉ có thể là C2H3COOH.

Vậy %maxit không no = 48,19%

Chú ý: Đây là bài toán khá khó, cần sử dụng kết hợp các phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố. Điểm mấu chốt của bài toán là ta xác định được để tính số mol axit không no cần xét phản ứng đốt cháy axit ban đầu, từ đó đưa bài toán về đốt cháy axit ban đầu.


Câu 5:

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 50 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,76 gam H2O. % số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là:

Xem đáp án

Đáp án D

X gồm C15H31COOH; C17H35COOH; C17H31COOH

Có nX = nNaOH = 0,05(mol); nCO2=0,85(mol); nH2O=0,82(mol) 

Áp dụng công thức nCO2-nH2O=(a-1)nX trong đó a là số liên kết =>trong phân tử X

Ta có: nCO2-nH2O=2nC17H31COOH=0,03(mol)nC17H31COOH=0,015(mol)Vy %nC17H31COOH=30%

Chú ý: Ở bài toán này điểm mấu chốt là ta phải nh tên các axit béo thường gặp. Ta có 5 axit béo thường gặp là axit stearic, axit oleic (C17H33COOH) , axit linoleic, axit linolenic (C17H29COOH), axit panmitic.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận