Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ tế bào có lời giải (nhận biết - P1)

  • 4971 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này ? 

Xem đáp án

Chọn C.

Giải chi tiết:

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đột biến số lượng NST (phần cơ chế hình thành)

Trên thể đột biến có một số tế bào có 23NST (2n-1) , 1 số tế bào có 25 NST (2n +1) → đột biến liên quan đến sự phân ly của 1 cặp NST.

Cơ thể có cả các tế bào bình thường (24 NST) và tế bào đột biến (23NST và 25NST), đây là thể khảm → đột biến xảy ra trong nguyên phân.

Đáp án C


Câu 2:

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm 

Xem đáp án

Chọn A.

Giải chi tiết:

Trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ cho các NST không dính vào nhau nằm ở hai đầu mút NST.

Đáp án A   


Câu 3:

Xét các loại đột biến sau

(1) Mất đoạn NST

(2) Lặp đoạn NST

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ

(4) Đảo đoạn NST

(5) Đột biến thể một

(6) Đột biến thể ba

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử AND là:

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Các loại đột biến số lượng NST, đảo đoạn thì không làm thay đổi độ dài phân tử ADN. (4,5,6)

Các  đột biến làm thay đổi độ dài phân tử ADN là: 1,2,3

Đáp án D


Câu 4:

Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm 

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm thay đổi cấu trúc NST.

Chọn A    


Câu 5:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm 

Xem đáp án

Giải chi tiết:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon.

Chọn D

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần (ảnh 1)


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận