Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 7. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác có đáp án (Phần 2) (Thông hiểu)

  • 1000 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Cho tam giác MNP có trung tuyến MA, NC cắt nhau tại O. Biết MO = 2,5 cm, OC = 1 cm. Độ dài các đường trung tuyến MA, NC lần lượt là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Xét DMNP có O là giao điểm của hai đường trung tuyến MA, NC nên O là trọng tâm tam giác MNP.

Suy ra NO = \(\frac{2}{3}\)NC, MO = \(\frac{2}{3}\)MA

Do đó OC = \(\frac{1}{3}\)NC hay NC = 3OC và MA = \(\frac{3}{2}\)MO.

MO = 2,5 cm, OC = 1 cm (giả thiết)

Nên NC = 3 . 1 = 3 (cm), MA = \(\frac{3}{2}\). 2,5 = 3,75 (cm).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Cho tam giác ABC có trung tuyến AM và BN là hai đường trung tuyến, AM = BN. Tam giác ABC là tam giác gì?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Gọi G là giao điểm của AM và BN.

Xét DABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác ABC.

Suy ra \({\rm{AG = }}\frac{2}{3}{\rm{AM}}\), \({\rm{BG = }}\frac{2}{3}{\rm{BN}}\)

Do đó \({\rm{MG = }}\frac{1}{3}{\rm{AM}}\), \({\rm{NG = }}\frac{1}{3}{\rm{BN}}\).

Mà AM = BN (giả thiết) nên AG = BG, MG = NG.

Xét ΔAGN và ΔBGM có

AG = BG (chứng minh trên),

\(\widehat {AGN} = \widehat {BGM}\) (hai góc đối đỉnh),

NG = MG (chứng minh trên)

Do đó ΔAGN = ΔBGM (c.g.c)

Suy ra AN = BM (hai cạnh tương ứng)

Lại có AN = \(\frac{1}{2}\)AC (vì N là trung điểm của AC);

          BM = \(\frac{1}{2}\)BC (vì M là trung điểm của BC).

Nên AC = BC.

Suy ra tam giác ABC cân tại C.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 3:

Cho tam giác ABC. Tên tia đối của BA lấy D sao cho BD = BA. Trên cạnh BC lấy E sao cho CE = 2BE. Gọi K là giao điểm của AE và CD. Chọn khẳng định đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Ta có CE = 2BE nên BE = \(\frac{1}{2}CE\)

Do đó BC = CE + BE = CE + \(\frac{1}{2}\)CE = \(\frac{3}{2}\)CE

Suy ra CE = \(\frac{2}{3}\)BC.

Xét DACD có CB là đường trung tuyến (do AB = BD) và E nằm trên BC thỏa mãn CE = \(\frac{2}{3}\)BC.

Suy ra E là trọng tâm tam giác ACD.

Mà K là giao điểm của AE và CD (giả thiết).

Nên AK là đường trung tuyến trong tam giác ACD.

Suy ra K là trung điểm của CD.

Hay DK = KC = \(\frac{1}{2}\)CD.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 4:

Cho tam giác MNP cân tại M. Hai đường trung tuyến NE, PF cắt nhau tại I. Kéo dài MI cắt NP tại H. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Xét DMNP có hai đường trung tuyến NE và PF cắt nhau tại I nên I là trọng tâm tam giác MNP.

Suy ra MH là đường trung tuyến của tam giác MNP.

Do đó H là trung điểm của NP hay NH = PH.

Vì tam giác MNP cân tại M nên MN = MP

Xét DMNH và DMPH có:

NH = PH (chứng minh trên),

MH là cạnh chung,

MN = MP (chứng minh trên)

Do đó DMNH = DMPH (c.c.c)

Suy ra \(\widehat {MHN} = \widehat {MHP}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {MHN} + \widehat {MHP} = 180^\circ \)(hai góc kề bù)

Do đó \(\widehat {MHN} = \widehat {MHP} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \)

Hay MH vuông góc NP tại trung điểm H của NP.

Suy ra MH là trung trực của NP.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 5:

Cho tam giác ABC nhọn. Các đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G. Trên tia đối của NB lấy điểm I sao cho NI = BN. Chọn đáp án đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Media VietJack

Vì BN là trung tuyến nên N là trung điểm của AC.

Suy ra AN = CN

Xét DABN và DICN có

AN = NC (chứng minh trên),

\(\widehat {ANB} = \widehat {CNI}\) (hai góc đối đỉnh),

NB = NI (giả thiết)

Do đó DABN = DCIN (c.g.c)

Vậy ta chọn phướng án C.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận