Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 318,861 câu hỏi trên 6,378 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Nhìn dưới góc độ nào đó, xu thế thiết lập một trật tự thế giới đa cực lại được nhiều nước lớn ủng hộ. Điều này được thể hiện rõ qua việc thực hiện chính sách đối ngoại của các nước lớn sau Chiến tranh lạnh. Trước những tranh chấp mâu thuẫn với nhau, các nước đều tìm biện pháp thông qua đối thoại, thoả hiệp và tránh xung đột. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn là tính hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và sự chạy đua về lợi ích tranh giành ảnh hưởng quyết định đến tính hai mặt trong chính sách đối ứng, đồng thời cũng quyết định sự tồn tại của nó, song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hoà, giữa tiếp xúc và kiềm chế ... " (Trần Nam Tiến (cb), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), NXB Giáo dục, tr.450). a) Trong xu thế của trật tự đa cực, trước những tranh chấp, mâu thuẫn với nhau, các nước lớn đều tìm biện pháp thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. b) Trật tự thế giới theo xu thế đa cực hình thành phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh nhưng vẫn chịu sự chi phối lớn của Mỹ và Liên Xô. c) Trong trật tự thế giới đa cực, các cường quốc có thể cạnh tranh trong một số lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng có thể hợp tác để giải quyết các vấn đề chung. d) Sau Chiến tranh lạnh, nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đầy xu thế đối thoại, cùng hợp tác thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.

Xem chi tiết 36 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Sự sụp đổ của bức tường Béclin và thống nhất nước Đức (1990), sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (1990-1991), cùng với sự tác động của các nhân tố, lực lượng khác, Chiến tranh lạnh về cơ bản đã kết thúc. Nước Mỹ bước vào thời kỳ mới có nhiều lợi thế hơn và tham vọng “cố hữu” cũng lớn hơn nhằm biến thế kỷ XXI thành thế kỷ Hoa Kỳ thứ hai với một trật tự thế giới mới chỉ có một siêu cường duy nhất là Mỹ”. (Hoàng Văn Hiến, Tiếp cận Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.89) a) Với ưu thế vượt trội về kinh tế và quân sự, thế kỷ XXI chính là thế kỷ Hoa Kỳ thứ hai. b) Mỹ thực sự trở thành siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới ở thế kỷ XXI. c) Bước vào thế kỷ XXI, Mỹ vẫn theo đuổi tham vọng thiết lập trật tự thế giới có lợi cho mình. d) Sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là nhân tố duy nhất tác động đến sự thành bại trong chính sách đối ngoại mới của Mỹ.

Xem chi tiết 59 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kì quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thế từ 30 đến 50 năm, bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới đang trong tình hình “một siêu cường, nhiều cường quốc”, đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc”. (Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề Lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.399) a) Sau Chiến tranh lạnh, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực. b) Đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới đa cực đã được xác lập hoàn chỉnh, thay thế cho trật tự đơn cực. c) Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Trung Quốc trở thành các trung tâm quyền lực trong trật tự thế giới mới. d) Trong trật tự đa cực, Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

Xem chi tiết 37 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình, dân chủ, hợp tác và phát triển của các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển vẫn đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong tập hợp lực lượng; trong cuộc cạnh tranh không cân sức và phải chịu nhiều áp lực từ phía các nước lớn; trong khắc phục những mâu thuẫn tôn giáo, xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới...”. (Nguyễn Tiến Nghĩa, Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh: Những quan điểm khác nhau, Tạp chí Cộng sản, số 20, 10/2006, tr.67) a) Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế. b) Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ trên thế giới đã được khắc phục xong. c) Giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển diễn ra cuộc cạnh tranh không cân sức. d) Cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình, dân chủ, hợp tác và phát triển của các nước đang phát triển vẫn chưa kết thúc.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu.  “Trật tự thế giới mới này [đa cực] được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,…; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”. (Nguyễn Anh Thái (Cb), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.424). a) Tư liệu cung cấp đầy đủ thông tin về những nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. b) Cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp của các cường quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực. c) Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. d) Mỹ, Nga, Trung Quốc là những cường quốc giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực Ianta và trật tự đa cực.

Xem chi tiết 68 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, một số quốc gia mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đã bắt đầu khẳng định vị thế của mình trong trật tự quốc tế. Sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc và sự gia tăng sức mạnh quân sự của những quốc gia này đã thách thức vị trí thống trị của Hoa Kỳ và làm cho thế giới trở nên đa cực hơn. Trong bối cảnh này, sự hợp tác quốc tế và việc tìm kiếm cân bằng quyền lực trở thành những yếu tố then chốt để duy trì ổn định toàn cầu". (Fareed Zakaria, Sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi và trật tự thế giới, 2008, tr. 34-35) a) Trong cục diện thế giới hiện nay, sự phát triển đáng kinh ngạc của Trung Quốc là một trong những điểm nổi bật nhất. b) Từ sau năm 1991 đến nay, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất nhưng đã suy giảm sức mạnh tương đối so với các cường quốc khác. c) Mỹ và Trung Quốc là những siêu cường giữ vai trò dẫn dắt, chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực Ianta và trật tự đa cực. d) Hiện nay, trật tự quyền lực thế giới đang biến động hết sức phức tạp, khó dự đoán. Vai trò, vị trí của từng quốc gia, dân tộc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả nắm bắt, tận dụng thời cơ lịch sử, tham gia khôn khéo và tích cực vào quá trình xác lập trật tự thế giới mới.

Xem chi tiết 30 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những xu thế phát triển mới của thế giới, trong đó xu thế đa cực trở thành một trong những xu hướng chính trong quan hệ quốc tế. Mỹ vẫn giữ vị trí số một về kinh tế và các lĩnh vực như vốn, khoa học - công nghệ,..., nhưng Mỹ đang suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. Các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại , ...; các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới”. a) Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới. b) Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ. c) Sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới là nhân tố quyết định dẫn đến sự hình thành xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế. d) Sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới.

Xem chi tiết 33 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mỹ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội và ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn 2 lần Nhật Bản và hơn 3 lần Trung Quốc. Riêng trong lĩnh vực quân sự, Mỹ có ưu thế áp đảo đối với phần còn lại của thế giới. Mỹ có hàng trăm nghìn quân thường trú ở bốn châu lục, có hạm đội thường trực ở ba trong số bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương [ ... ]. Với sự giải thể của Liên bang Xô viết, Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và có mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ thống trị". (Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 - 2020), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.353) a) Đoạn tư liệu cho thấy, Mỹ đang có tham vọng và cơ hội vươn lên để thiết lập trật tự thế giới đơn cực. b) Nước Mỹ đang sở hữu sức mạnh tổng hợp với nhiều yếu tố dẫn đầu thế giới, trong đó sức mạnh kinh tế là nền tảng. c) Với sự sụp đổ của Liên Xô (1991), Mỹ không còn bị cản trở trong quá trình vươn lên thiết lập trật tự thế giới đơn cực. d) Đầu thế kỉ XXI, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới nhưng vị thế đã bị suy giảm, Trung Quốc và nhiều cường quốc đã vươn lên cản trở tham vọng của Mỹ.

Xem chi tiết 22 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho bảng thông tin sau: Thời gian Sự kiện / Hiệp định Các bên tham gia Nội dung chính 1972 Hiệp định về những cơ sở quan hệ của Đông Đức và Tây Đức Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên Bang Đức Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện 1972 Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALTI) Mỹ, Liên Xô Thỏa thuận về kiểm soát số lượng tên lửa đạn đạo và hệ thống phòng thủ tên lửa. 1975 Định ước Hen-xin-ki 35 nước, bao gồm Mỹ, Canada và các nước châu Âu Khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. 1985 Liên Xô tiến hành cải cách Liên Xô (dưới thời Goóc-ba-chốp) Chủ trương cải cách nội bộ, cải thiện quan hệ với phương Tây, giảm chạy đua vũ trang. 1989 Hội nghị Man-ta Mỹ, Liên Xô Xô - Mỹ tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Lạnh. a) Bảng dữ kiện trên thể hiện được xu thế hòa hoãn đi đến kết thúc Chiến tranh lạnh và sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta. b) Sự kiện Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự thế giới hai cực Ianta. c) Các hiệp định kiểm soát vũ khí và bình thường hóa quan hệ ngoại giao giúp giảm căng thẳng trong Chiến tranh lạnh. d) Xu thế hòa hoãn phản ánh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô.

Xem chi tiết 23 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Việc nhà lãnh đạo kỳ cựu Honecker ra đi, thúc đẩy nhanh tiến trình tan rã của bộ máy Đảng và Nhà nước CHDC Đức. Liên tiếp trong các ngày 7 và 8/11/1989, toàn thể Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức từ chức tập thể. Cuộc “cách mạng êm dịu” và không dùng vũ lực đã làm tê liệt các cơ quan nhà nước.  Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Berlin Schabowski tuyên bố mở tất cả cửa khẩu ở Berlin vào tối ngày 9/11/1989. Bức tường Berlin được mở toang. Biến cố này gây chấn động không chỉ ở châu Âu mà cả toàn thế giới: bức tường Berlin, biểu tượng cho sự chia cắt châu Âu, cho Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai nay không còn nữa”. (Trần Nam Tiến (Chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2010, tr.262). a) Bức tường Berlin là biểu tượng cho sự chia cắt nước Đức và châu Âu. b) Nước Đức bị chia cắt theo quy định của các cường quốc tại Hội nghị Ianta. c) Quá trình thống nhất đất nước Đức được tiến hành bằng con đường vũ lực. d) Bức tường Berlin bị phá bỏ đã chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.

Xem chi tiết 21 lượt xem 1 tuần trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.  Đọc tư liệu sau: Tư liệu. “Khác với các trật tự trước kia không phân chia quyền lực giữa các đồng minh, trật tự Xô - Mỹ là sự cạnh tranh quyền lực giữa các đối thủ đối kháng nhau. Mặt khác, trật tự ấy kết thúc một cách khác thường: không do chiến tranh, không có hiệp định ký kết, mà do một cực là Liên Xô tự tan rã. Những đặc điểm vừa nêu của trật tự thế giới Xô - Mỹ tạo thành yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình hình thành trật tự thế giới mới. Đã xuất hiện nhiều khoảng trống quyền lực trong cục diện địa - chiến lược toàn cầu và hàng loạt biến động an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ... trên quy mô thế giới." (Nguyễn Viết Thảo, Trật tự thế giới trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, Trang điện tử Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 04 - 11 - 2008) a) Ở trật tự thế giới Xô - Mỹ đã diễn ra sự cạnh tranh quyền lực quyết liệt giữa hai cực. b) Việc Liên Xô tan rã đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Mỹ nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. c) Sau khi trật tự Xô - Mỹ sụp đổ, trật tự thế giới mới được hình thành, trong đó không còn sự cạnh tranh quyền lực giữa các cực. d) Những biến động của thế giới từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX là một trong những nhân tố khiến quan hệ quốc tế phong phú hơn so với các thập kỷ trước.

Xem chi tiết 39 lượt xem 1 tuần trước