Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết (P4)

  • 10130 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen là 36% ở cả 2 giới. Thực hiện phép lai (P) ♂ABabDdDd × ♀ABabDdDd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 2,56%.

II. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 45,18%.

III. Ở F1, kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ 3,69%.

IV. Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 37,2%.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

I đúng. ABab×ABab có tần số hoán vị 36% thì thu được F1 có 0,1024 abab.

Dd × Dd -> F1 có 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd.

-> Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn adabdd = 0,1024 × 0,25 = 0,0256 = 2,56%.

II đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-) = (0,5+4×0,0256) × 0,75 = 0,4518 = 45,18%.

III đúng. F1 có kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ = (0,25 – 0,1024) × 0,25 = 0,0369 = 3,69%.

IV đúng. Ở F1, loại kiểu hình mang 2 tính trạng trội = 0,5 – 5 × 0,0256 = 37,2%.

Đáp án D


Câu 2:

Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một. 

II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

- Số KG lệch bội thể một = C41 × 2 × 33= 4×2×27 = 216.

- Số KG quy định KH có 4 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số KG = 24 = 16.

+ Ở các thể một có số KG = C41 × 2 × 23 = 4×1×8 = 32.

→ Tổng số kiểu gen = 16 + 32 = 48.

- Số KG quy định KH có 4 tính trạng trội khi có thể ba:

+ Ở các thể lưỡng bội có số KG = 24 = 16.

+ Ở các thể một có số KG = C41 × 3 × 23 = 4×3×8 = 96.

→ Tổng số kiểu gen = 16 + 96 = 112.

- Số KG quy định KH có 3 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số KG = C43 × 23 = 32.

+ Ở các thể một có số KG = C41 × 1×23×C32×22 = 4×(8+12) = 40.

→ Tổng số kiểu gen = 32 + 80 = 112.

Đáp án D


Câu 3:

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 26 loại kiểu gen.

II. Nếu A, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 2 loại kiểu gen.

III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.

IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án D.

Trong loài luôn có 2 loại kiểu hình, đó là kiểu hình không đột biến và kiểu hình đột biến.

Tổng số kiểu gen của loài này là 34 = 81 kiểu gen.

I sai. Nếu cả 4 alen A, B, D, E đều là alen đột biến (đột biến trội) thì kiểu hình bình thường chỉ có 1 kiểu gen (aabbddee) nên số kiểu gen có trong các thể đột biến = 34 – 1 = 80.

II đúng. Nếu A, b, d, e là các alen đột biến (có 1 alen đột biến là alen trội) thì thể đột biến về cả 4 gen có kiểu gen (A-bbddee) nên có số kiểu gen = 2.

III đúng. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-ddee) có số kiểu gen = 4.

IV đúng. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có số kiểu gen = 81 – 16 = 65.

(có 24 = 16 kiểu gen không đột biến A-B-D-E-).

Đáp án D


Câu 4:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.

II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1. 

III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ.

IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.

Xem đáp án

Quy ước gen: AaB- quy định hoa đỏ; Aabb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng. I đúng. Vì cây hoa vàng có kí hiệu aaB- hoặc A-bb nên có số kiểu gen = 2+2 = 4.

II đúng. Vì AaBb × AaBb thì ở đời con có:

- Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ = 34×34 - 14×141-116=815

- Kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ =  14×141-116=115

→ Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 1-815-115=615→ Tỉ lệ kiểu hình là 8:6:1.

(Giải thích: Vì AABB bị chết ở giai đoạn phôi cho nên phải trừ 1/16).

III đúng. Vì AaBb × aabb thì sẽ cho đời con có số cây hoa đỏ (AaBb) chiếm tỉ lệ 25%.

IV đúng. Vì AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (A-bb + aaB-) có tỉ lệ = 6/15. Trong số các cây hoa vàng thì có 2 kiểu gen thuần chủng (AAbb và aaBB) có tỉ lệ = 2/15.

→ Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được số cây thuần chủng = 215:615=13.

Đáp án D


Câu 5:

Ở một loài thú, cho con đực chân cao, lông đen giao phối với con cái chân cao, lông đen (P), thu được F1 có 37,5% con cái chân cao, lông đen : 12,5% con cái chân cao, lông trắng : 15,75% con đực chân cao, lông đen : 9,25% con đực chân cao, lông trắng : 3% con đực chân thấp, lông đen : 22% con đực chân thấp, lông trắng. Biết chiều cao do cặp gen Aa quy định, hai cặp gen Bb và Dd quy định màu lông, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của P có thể là XABYDd × XAbXaBDd.

II. Tần số hoán vị gen ở con cái của đời P là 16%.

III. Ở F1 có 8 loại kiểu gen quy định chân cao, lông đen.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 con đực F1, xác suất thu được cá thể mang toàn gen trội là 10,5%.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là II, IV. → Đáp án A.

- Ở F1, chân cao : chân thấp = (37,5% + 12,5% + 15,75% + 9,25%) : (3% + 22%) = 3 : 1.

→ Chân cao là trội so với chân thấp. Quy ước: A – chân cao; a – chân thấp.

- Lông đen : lông trắng = (37,5% + 15,75% + 3%) : (12,5% + 9,25% + 22%) = 9 : 7.

→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước: B-D- quy định lông đen; B-dd; bbD-; bbdd quy định lông trắng.

Ở F1, kiểu hình chân cao, lông đen (A-B-D-) biểu hiện chủ yếu ở giới XX. → Cả 2 tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên X.

Ở F1, kiểu hình con đực chân cao, lông đen (XABYD-) chiếm tỉ lệ = 15,75%.

→ XABY = 15,75% : 0,75 = 21% = 0,21. → Giao tử XAB có tỉ lệ = 0,21 : 0,5 = 0,42.

Giao tử XAB = 0,42 cho nên đây là giao tử liên kết. → Kiểu gen của P là XABYDd × XABXabDd. (I sai).

→ Tần số hoán vị = 1 - 2×0,42 = 0,16 = 16%. (II đúng)

- Kiểu gen của P là XABYDd × XABXabDd = (XABY × XABXab)(Dd × Dd).

→ Số kiểu gen chân cao, lông đen F1 là: (4+1) × 2 = 10. (III sai)

- Lấy ngẫu nhiên 1 con đực F1, xác suất thu được cá thể mang toàn gen trội = XABYDDXY=0,21.1412=0,105 = 0,105. (IV đúng). 

Đáp án A


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận