55 Bài tập Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 5)
Tổng hợp 20 đề thi thử môn Địa Lý có đáp án mới nhất (đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa Lý (Đề số 9)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa Lý (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 3)
55 bài tập Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 28:
Trong sự phân hoá theo đông - tây của thiên nhiên nước ta không có một vùng (bộ phận) nào sau đây?
Trong sự phân hoá theo đông - tây của thiên nhiên nước ta không có một vùng (bộ phận) nào sau đây?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau.
Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 17)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Sự phân hoá tự nhiên của vùng núi diễn ra khá mạnh mẽ và phức tạp. Đặc biệt, các dãy núi lớn như Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn đã tạo nên những ranh giới tự nhiên cho sự phân hoá Đông - Tây: Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc; Dãy Trường Sơn tạo nên sự đối lập về thời kì mưa và khô giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 18)
Câu 37:
C. Thiên nhiên đồi núi có sự phân hóa là do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của địa hình.
Câu 38:
D. Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự đối lập về thời kì mưa và khô giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
Đoạn văn 3
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25 °C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. Các nhóm đất: Từ độ cao 600 - 700 m đến 1 600 − 1 700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1 600 − 1 700 m xuất hiện đất mùn. Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 - 700 m đến 1 600 - 1 700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1 600 m - 1 700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 16 - 17)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C). Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu của miền mang tính chất cận xích đạo gió mùa, thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 17 - 19 - 20)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước: Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế; Tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng; Tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 22)
A. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên cũng tạo ra sự đồng đều trong phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.
B. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên đòi hỏi các vùng phải đảm bảo tính liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.
C. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi vùng, nhà nước cần chú trọng đến các kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.
D. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là cơ sở quan trọng để quy hoạch các vùng kinh tế dựa trên thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng.
Đoạn văn 6
► Câu hỏi trắc nghiệm dạng thức trả lời ngắn
Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 1-3 dưới đây:
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và Cần Thơ.
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 15)
Đoạn văn 7
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi 4-5 dưới đây:
Bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7 ở một số địa điểm của nước ta.
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình năm (°C) |
Nhiệt độ trung bình tháng 1 (°C) |
Nhiệt độ trung bình tháng 7 (°C) |
Hà Nội |
23,5 |
16,4 |
28,9 |
Huế |
25,1 |
19,7 |
29,4 |
TP. Hồ Chí Minh |
27,1 |
25,7 |
28,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
29 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%