Danh sách câu hỏi
Có 1,580 câu hỏi trên 32 trang
Cho mạch điện AB như hình 2. Biết R1 = 1Ω, R2 = 2Ω các biến trở R3 và R4. Bỏ qua điện trở các dây nối. Đặt vào hai đầu mạch AB hiệu điện thế không đổi U = 6V1. Với trường hợp R3 = 2,5Ω, R4 = 3,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một vôn kế lí tưởng. Xác định số chỉ của vôn kế2. Với trường hợp R3 = 2,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một ampe kế lí tưởng. Xác định giá trị của R4 để số chỉ của ampe kế là 0,75A và chiều dòng điện qua ampe kế từ C đến D3. Với trường hợp R3 = R0 (không đổi). Thay đổi giá trị của biến trở R4, khi R4 = R5 hoặc R4 = R6 thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở R4 có giá trị như nhau và bằng P, khi R4 = R7 thì công suất toả nhiệt trên biến trở R4 đạt giá trị lớn nhất là Pmax . Cho biết ; R5 + R6 = 6,5Ω và R5 > R6 . Tìm R0, R5, R6, R7
1. Cho hệ thấu kính ghép sát, đồng trục như hình 3. Thấu kính O1 có bán kính đường rìa là R1 = 1cm, tiêu cự là f1 = 20 cm. Thấu kính O2 có bán kính đường rìa là R2 = 2 cm, tiêu cự là f2 = 20 cm. Đặt trên trục chính của hệ một điểm sáng S cách hệ một khoảng SO1 = 1m. Ở phía bên kia của hệ đặt một màn ảnh E vuông góc với trục chính. Xác định:a, Vị trí các ảnh của điểm sáng Sb, Vị trí đặt màn E để vệt sáng thu được trên màn có diện tích nhỏ nhấtChú ý: Thí sinh được phép sử dụng công thức thấu kính2. Một gương phẳng hình chữ nhật có chiều dài L = 2,5 m, chiều rộng đủ lớn. Đặt gương trên sàn sao cho mép dưới của gương dựa vào góc tường, mặt phản xạ của nó hợp với mặt sàn góc α = 60o (Hình 4). Một người tiến đến gần gương, mắt của người này cách chân một đoạn h = 3. Khi cách tường bao nhiêu thì người đó bắt đầu nhìn thấy ảnh của:a, Mắt mình trong gươngb, Chân mình trong gương
Cho mạch điện như hình 2. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu A, B có giá trị U không đổi. Biết R1 = R2 = R3 = R4 = R0.1. Mắc vào hai điểm B, D một ampe kế lí tưởng. Hãy tính:a, Điện trở tương đương của đoạn mạch AB theo R0.b, Số chỉ của ampe kế theo U và R0.2. Tháo ampe kế ra khỏi B, D. Dùng vôn kế có điện trở r0 lần lượt đo hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R1, R2 thì số chỉ vôn kế tương ứng là UV1, UV2. Tính tỉ số UV1/UV2.3. Dùng vôn kế trên đo hiệu điện thế giữa hai đầu A, B thì số chỉ vôn kế là 100V. Sau đó lần lượt đo hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thì thu được số liệu như bảng bên. Biết rằng trong các số liệu ở bảng bên có một giá trị bị ghi saia, Tính tỉ số R0/r0.b, Giá trị hiệu điện thế nào ở bảng trên bị sai? Giá trị đúng của nó là bao nhiêu?
Cho mạch điện như hình vẽ H1. Biết U không đổi, R4 là biến trở, R1, R2, R3 là các điện trở cho sẵn. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối.a, Chứng tỏ rằng khi điều chỉnh R4 để ampe kế chỉ số 0 thì b, Cho R1 = 4Ω , R2 = 3Ω , R3 = 12Ω , U = 6V. Xác định giá trị của R4 để dòng điện qua ampe kế theo chiều từ C đến D là 0,1A
Cho mạch điện (Hình 1). Biết U1 = 16V, U2 = 5V, r1 = 2Ω, r2 = 1Ω, R2 = 4Ω, đèn Đ ghi (3V- 3W), ampe kế lí tưởnga, Tính R1, R3, UAB. Biết rằng đèn Đ sáng bình thường, ampe kế chỉ số 0b, Thay ampe kế bằng vôn kế lí tưởng. Tính số chỉ của vôn kế và cho biết độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?
Cho các dụng cụ:- Một vật có khối lượng m =10 gam.- Một thước kẻ học sinh có độ chia nhỏ nhất là 1mm và giới hạn đo là 20cm.- Một giá đỡ.Để xác định chiều dài L và khối lượng M của một thanh đồng chất, tiết diện đều (chiều dài của thanh lớn hơn chiều dài của thước), một học sinh sử dụng các dụng cụ trên và đã tiến hành một thí nghiệm như sau:Đặt vật khối lượng m lên trên thanh ở cách đầu A của thanh một đoạn là x, thanh nằm cân bằng trên một điểm tựa tại O trên giá đỡ cách đầu A một đoạn là y (như hình 2). Khi vật m đặt ở các vị trí khác nhau, để đảm bảo cho thanh cân bằng theo phương nằm ngang, học sinh đó thu được bảng số liệu như sau:a, Thiết lập mối quan hệ giữa y với x, M, m và L trong trường hợp thanh cân bằng theo phương nằm ngangb, Từ bảng số liệu thu được ở trên, em hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của y theo x. Từ đó xác định khối lượng M và chiều dài L của thanh