Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3276 lượt thi 30 câu hỏi 30 phút
8318 lượt thi
Thi ngay
5095 lượt thi
4047 lượt thi
3112 lượt thi
2378 lượt thi
4421 lượt thi
4429 lượt thi
3426 lượt thi
2987 lượt thi
2315 lượt thi
Câu 1:
Một sóng ngang có chu kì 0,025 s, lan truyền trên mặt nước với vận tốc 1,5 m/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng và cách nhau một đoạn 0,625 cm thì dao động lệch pha nhau một góc:
A. π/4 rad
B. π/3 rad
C. π/6 rad
D. 2π/3 rad
Câu 2:
Để phân loại sóng dọc hay sóng ngang người ta dựa vào:
A. phương truyền sóng trong môi trường.
B. phương dao động của các phần tử môi trường.
C. phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng.
D. sự biến dạng của môi trường khi có sóng truyền qua.
Câu 3:
Trên sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đối. Tần số của sóng là:
A. 2v/l
B. v/2l
C. v/l
D. v/4l
Câu 4:
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách A, B những khoảng d1 = 16cm; d2 = 20cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 24 cm/s
B. 48 cm/s
C. 20 cm/s
D. 60 cm/s
Câu 5:
Xét hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi nhẹ AB. Đầu A dao động theo phương vuông góc sợi dây với biên độ A. Khi đầu B cố định, sóng phản xạ tại B:
A. cùng pha với sóng tới tại B.
B. ngược pha với sóng tới tại B.
C. vuông pha với sóng tới tại B.
D. lệch pha 0,25π với sóng tới tại B.
Câu 6:
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là: uA = 5cos(40πt) mm và uB = 5cos(40πt + π) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 70 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn thẳng AB là:
A. 8
B. 9
C. 11
D. 10
Câu 7:
Một sóng âm có dạng hình cầu được phát ra từ nguồn có công suất P. Tại một điểm cách nguồn một khoảng d có cường độ âm là I. Hệ thức đúng là:
A. I=2Pπd2
B. I=2Pπd
C. I=P2πd2
D. I=P4πd2
Câu 8:
Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng u=2sin(π4x)cos(20πt+π2) cm
Trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách nút O một khoảng x (x đo bằng cm, t đo bằng giây). Bước sóng của sóng là
A. 8 cm
B. 6 cm
C. 4 cm
D. 2 cm
Câu 9:
Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:
A. 500 Hz
B. 2000 Hz
C. 1000 Hz
D. 1500 Hz
Câu 10:
Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình: uA = uB = 4cos(40πt) cm, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với: AM-BM=10/3 cm, phần tử chất lỏng có tốc độ dao động cực đại bằng:
A. 120π cm/s
B. 100π cm/s.
C. 80π cm/s
D. 160π cm/s
Câu 11:
Sóng dừng trên dây OB dài l = 120 cm có hai đầu cố định. Trên dây có bốn điểm bụng, các phần tử ở đó dao động với biên độ 2 cm. Biên độ dao động của điểm M cách O một khoảng 65 cm là:
A. 1 cm
B. 0,9 cm
C. 0,7 cm
D. 0,5 cm
Câu 12:
Một sóng ngang trền dọc theo một sợi dây dài, nguồn sóng O dao động với phương trình: u0=Acos(2πtT). Ở thời điểm t = T/2, phần tử trên dây ở vị trí cách O một khoảng bằng một phần ba bước sóng thì có li độ là u = 5 cm. Xác định biên độ sóng
A. 16 cm
B. 5 cm
C. 10 cm
D. 8 cm
Câu 13:
Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường tạo với O thành một tam giác đều. Mức cường độ âm tại M và N đều bằng 24,77 dB, mức cường độ âm lớn nhất mà một máy thu thu được đặt tại một điểm trên đoạn MN là:
A. 28 dB
B. 27 dB
C. 25 dB
D. 26 dB
Câu 14:
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên S1S2, gọi I là trung điểm của S1S2, M nằm cách I một đoạn 3 cm sẽ dao động với biên độ:
A. 0 mm
B. 5 mm
C. 10 mm
D. 2,5 mm
Câu 15:
Hai nguồn sóng giống nhau S1, S2 có biên độ 2 cm đặt lần lượt tại hai điểm A, B cách nhau 40 cm. Cho bước sóng bằng 0,6 cm. Điểm C thuộc miền giao thoa cách B một đoạn 30 cm dao động với biên độ cực đại. Giữa C và đường trung trực của đoạn AB còn có 2 dãy cực đại khác. Nếu dịch chuyển nguồn S1 đến điểm C thì tại A biên độ dao động của sóng là:
B. 0 cm
Câu 16:
Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho tam giác AMB vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là
A. 37,54 dB
B. 32,6 dB
C. 35,54 dB
D. 38,46 dB
Câu 17:
Một sóng dọc truyền dọc lò xo với tần số 15 Hz, biên độ 4 cm thì thấy khoảng cách gần nhất giữa hai điểm B và C trên lò xo trong quá trình dao động̣ là 16 cm. Vi ̣trí cân bằng của B và C cách nhau 20 cm và nhỏ hơn nửa bước sóng. Tốc độ truyền sóng là:
A. 18 m/s
B. 12 m/s
C. 9 m/s
D. 20 m/s
Câu 18:
Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt là 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc
A. π/3 rad
B. π/2 rad
C. π rad
D. 2π rad
Câu 19:
Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là:
A. 90 cm/s
B. 40 cm/s
C. 90 m/s
D. 40 m/s
Câu 20:
Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L dB. Khi cho S tiến lại gần M thêm một đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 dB. Khoảng cách từ S đến M lúc đầu là
A. 80,6 m
B. 200 m
C. 40 m
D. 120,3 m
Câu 21:
Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình uA = Acos100πt; uB = Bcos100πt . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 m/s, I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết IM = 5 cm và IN = 6,5 cm. Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại cùng pha với I là:
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 22:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một phần tư bước sóng.
C. một nửa bước sóng
D. một bước sóng.
Câu 23:
Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với tốc độ v = 50 cm/s. Sóng truyền từ O đến M, biết phương trình sóng tại điểm M là uM = 5cos(50πt - π) cm. M nằm sao O và cách O một đoạn 0,5 cm thì phương trình sóng tại O là:
A. u0=5cos(10πt+π) cm
B. u0=5cos(50πt-3π2) cm
C. u0=5cos(50πt-3π4) cm
D. u0=5cos(50πt-π2) cm
Câu 24:
Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Một âm có mức cường độ 80 dB thì cường độ âm là
A. 10-20 W/m2
B. 3.10-5 W/m2
C. 10-4 W/m2
D. 10-6 W/m2
Câu 25:
Một nguồn âm điểm O phát âm với công suất không đổi, âm truyền trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Tại M và N mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 20 dB. Tỷ số OM/ON là
A. 0,1
B. 10
C. 100
D. 0,01
Câu 26:
Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10 W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1 m, năng lượng âm bị giảm đi 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0 = 10-12 W/m2. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là
A. 89 dB
B. 98 dB
C. 107 dB
D. 102 dB
Câu 27:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất, I là trung điểm của AB với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại I là 0,2 s. Quãng đường sóng truyền đi trong thời gian 2 s là:
A. 1 m
B. 0,5 m
C. 2 m
D. 1,5 m
Câu 28:
Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm
A. Cường độ âm.
B. Mức cường độ âm.
C. Độ cao của âm.
D. Tần số âm.
Câu 29:
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với:
A. tần số âm
B. độ to của âm.
C. năng lượng của âm.
D. mức cường độ âm.
Câu 30:
Một dao động có phương trình u = Acos40πt, trong đó t tính bằng s. Sau thời gian 1,7 s thì sóng tạo ra bởi dao động này sẽ truyền được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng:
A. 40 lần
B. 34 lần
C. 17 lần
D. 26 lần
655 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com