400 Bài tập tổng hợp Hóa vô cơ ôn thi Đại học có lời giải (P5)

  • 4863 lượt thi

  • 49 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3.

(b) Cho dung dịch chứa a mol K2Cr2O7 vào dung dịch chứa a mol  NaOH. 

(c) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4  vào dung dịch chứa a mol  BaCl2

(d) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol  NaH2PO4

(e) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.

(f) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol KAlO2.

(g) Cho a mol Fe(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng.

(h) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol BaCl2 và a mol NaHCO3.

Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là

Xem đáp án

Thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 chất tan là: (c); (d); (e); (f); (h).

(a) Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2

→ Dung dịch sau phản ứng chứa Fe(NO3)2.

(b) K2Cr2O7 + 2NaOH K2CrO4 + Na2CrO4 + H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2CrO4; Na2CrO4; K2Cr2O7.

(c) NaHSO4 + BaCl BaSO4 + NaCl + HCl

→ Dung dịch sau phản ứng chứa NaCl; HCl.

(d) 2KOH + 2NaH2PO4 K2HPO4 + Na2HPO4 + 2H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2HPO4; Na2HPO4.

(e) 2CO2 + 3KOH K2CO3 + KHCO3 + H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2CO3; KHCO3.

(f) KAlO2 + HCl + H2O KCl + Al(OH)

→ Dung dịch sau phản ứng chứa KCl; KAlO2.

(g) Fe(OH)2 + H2SO4 loãng FeSO4 + 2H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa FeSO4.

(h) Na2O + H2O 2NaOH

NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl

→ Dung dịch sau phản ứng chứa NaCl; NaOH.

Đáp án A


Câu 2:

X, Y, Z, T  là một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm để nhận xét chúng và có được kết quả như sau: Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

- Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2  + K2SO4 →  BaSO4↓ trắng + 2KOH

Ba(OH)2 + NH4NO3: không xảy ra

Ba(OH)2  + (NH4)2SO4  → BaSO4↓ trắng + 2NH3↑ + 2H2O

Ba(OH)2  + 2NH4NO3  → Ba(NO3)2  + 2NH3↑ + 2H2O

Đáp án D


Câu 3:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

Xem đáp án

A sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

3Ag + 4HNO3  3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

B sai vì ăn mòn hóa học

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

C sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2

D đúng vì hình thành điện cực Zn và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện ly là muối Zn2+ và Cu2+

Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu↓

Đáp án D


Câu 4:

Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự oxi hóa giảm dần là

Xem đáp án

thứ tự cặp oxi hóa – khử là:

Thứ tự tính oxi hóa giảm dần:  Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+

Đáp án D


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Long Vũ

Bình luận


Bình luận