Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
49138 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Tính đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện ở
A. thành phần loài.
B. hệ sinh thái.
C. nguồn gen quý.
D. vùng phân bố.
Câu 2:
Vùng có nguy cơ xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta là
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Nam Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 3:
Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là
A. dệt may.
B. dày da.
C. điện lực.
D. luyện kim.
Câu 4:
Công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt ở nước ta phân bố tập trung ở
A. các đồng bằng lớn.
B. gần nơi tiêu thụ.
C. các đô thị lớn.
D. gần nguồn nguyên liệu.
Câu 5:
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?
A. Cao su.
B. Cà phê.
C. Dừa.
D. Chè.
Câu 6:
Căn cứ vào At lát Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết đô thị nào sau đây là thành phố trực thuộc trung ương?
A. Việt Trì.
B. Thái Nguyên.
C. Cần Thơ.
D. Đà Lạt.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây?
A. Tây bắc-đông nam.
B. Bắc-nam.
C. Vòng cung.
D. Tây-đông.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không có gió Tây khô nóng?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc Bộ.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt A - B có hướng nào sau đây?
A. Bắc - Nam.
B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Đông - Tây.
D. Tây Nam - Đông Bắc.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có dân số trên 1.000.000 người?
A. Hải Phòng.
B. Việt Trì.
C. Tuy Hòa.
D. Vĩnh Long.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây có GDP bình quân trên đầu người trên 18 triệu đồng?
A. Thanh Hóa.
B. TP. Hồ Chí Minh.
C. Thái Nguyên.
D. Bình Phước.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, tỉnh có tỷ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Bắc Ninh.
B. Vĩnh Phúc.
C. Hải Dương.
D. Hà Nam.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có luyện kim màu?
A. Thái Nguyên.
B. Cẩm Phả.
C. Nam Định.
D. Việt Trì.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có quy mô vừa?
B. Đà Nẵng.
C. Biên Hòa.
D. Vũng Tàu.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ nào sau đây không nối quốc lộ 14 với quốc lộ 1.
A. Quốc lộ 24.
B. Quốc lộ 19.
C. Quốc lộ 27.
D. Quốc lộ 9.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mỹ Khê.
B. Sa Huỳnh.
C. Cà Ná.
D. Lăng Cô.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có cảng biển?
A. Cẩm Phả.
B. Hạ Long.
C. Hải Phòng.
D. Nam Định.
Câu 18:
Dựa vào Atlat Địa lí trang 27, cho biết Bắc Trung Bộ có bao nhiêu trung tâm công nghiệp?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Kon Tum.
B. Đắc Lắk.
C. Lâm Đồng.
D. Gia Lai.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ có quy mô lớn nhất?
A. Thủ Dầu Một.
B. Biên Hòa.
C. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 21:
Cho bảng số liệu:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
B. Giá trị xuất siêu năm 2014 nhỏ hơn năm 2010.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
D. Giá trị xuất siêu năm 2012 lớn hơn năm 2015.
Câu 22:
Cho biểu đồ sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, XIN-GA-PO VÀ MA-LAI-XI-A QUA CÁC NĂM
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a, năm 2015 so với 2010?
A. Việt Nam tăng, Xin-ga-po giảm.
B. Việt Nam tăng, Ma-lai-xi-a tăng.
C. Việt Nam tăng, Xin-ga-po tăng.
D. Việt Nam giảm, Ma-lai-xi-a giảm.
Câu 23:
Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do
A. nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam
B. vị trí giáp biển Đông và ảnh hưởng của gió mùa
C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
D. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên
Câu 24:
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp
B. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp
C. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng
D. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng
Câu 25:
Đặc điểm không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa nước ta là
A. tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
B. dân cư thành thị có xu hướng tăng.
C. dân cư tập trung vào thành phố lớn.
D. phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 26:
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm
A. góp phần phát triển xuất khẩu.
B. tận dụng thế mạnh lao động.
C. đáp ứng yêu cầu của thị trường.
D. phù hợp với xu hướng chung.
Câu 27:
Sản xuất cây công nghiệp ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu do
A. giá thành tốt, ít bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế
B. mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến
C. áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào trong sản xuất
D. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển
Câu 28:
Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
Câu 29:
Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do
A. điều kiện tự nhiên khó khăn.
B. thiếu vốn để đầu tư phát triển.
C. dân cư phân bố không đều.
D. trình độ công nghiệp hóa thấp.
Câu 30:
Việc khẳng định chủ quyền của nước ta với một hòn đảo dù rất nhỏ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế biển
B. Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới
C. Thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
D. Cơ sở khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Câu 31:
Yếu tố có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay là
A. nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
B. nhu cầu của chất lượng cuộc sống cao.
C. việc phát triển của quá trình đô thị hóa.
D. sự tham gia của nhiều thành phần kinh.
Câu 32:
Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là
A. cải tạo đất, phòng chống thiên tai, mùa vụ hợp lí
B. sử dụng giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi
C. lao động có trình độ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng
D. phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường
Câu 33:
Hướng cơ bản để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
B. thâm canh lúa, trao đổi nông sản với vùng khác.
C. điều chỉnh cơ cấu bữa ăn theo hướng tiết kiệm.
D. tích cực mở rộng diện tích trồng cây lương thực.
Câu 34:
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A. Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.
C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.
D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.
Câu 35:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do
A. khí hậu cận xích đạo , nhiều giống vật nuôi tốt
B. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn
C. lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm
D. nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao
Câu 36:
Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa luân chuyển của nước ta, năm 2010 và 2017:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo thành phần kinh tế
B. Quy mô khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo khu vực kinh tế
C. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo thành phần kinh tế
D. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo khu vực kinh tế
Câu 37:
Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao, độ muối khá lớn
B. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa
C. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng, phong phú
D. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều vùng ngập mặn
Câu 38:
Nhân tố chủ yếu giúp ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng phát triển là
A. công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư
B. thị trường tiêu thụ mở rộng, nhu cầu thịt, sữa ngày càng cao
C. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để lai tạo nhiều giống mới
D. chính sách khuyến khích của Nhà nước, thu hút vốn đầu tư
Câu 39:
Việc xây dựng các cảng biển ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu là
A. làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
B. tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển.
C. làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.
D. giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.
Câu 40:
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn ha)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỉ trọng diện tích rừng của Tây Nguyên so với cả nước qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Tròn.
12 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com