Bài tập Kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P2)

  • 4821 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 19 phút

Câu 1:

Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B, trộn đều, chia làm hai phần không bằng nhau:

+ Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí.

+ Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí.

Giá trị của m và thành phần phần trăm khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A (thể tích các khí đo ở đktc) gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Giải thích:

Ở phần 1 khi cho tác dụng với NaOH có sinh ra khí H2 => nhôm dư

Phần 1

nH2 = 0,0525 mol => nAl dư = 0,035 mol

chất rắn không tan tác dụng với HCl => nH2 = 0,045 mol => nFe = 0,045 mol

Phần 2

nH2 = 0,2925 mol

Giả sử phần 2 = k. phần 1

Bảo toàn e ở phần 2 ta có (3 . 0,035 + 2 . 0,045) . k = 2 . 0,2925 => k = 3

Có mA = mB = 4 khối lượng phần 1

=> tổng lượng H2 ở thí nghiệm 1 = 4 . (0,0525 + 0,045 ) = 0,39

=> nFe3O4 = (4 . 0,045) : 3 = 0,06 mol

=> 3nAl = 2.nFe3O4 + 2nH2 => nAl = 0,3 mol

=> mA = 0,3 . 27 + 0,06 . 232 = 22,02 mol

%Al = 37% và %Fe3O4 = 63%

Đáp án A


Câu 2:

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 15,97 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,42 gam chất rắn. Mặt khác, cho 15,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là

Xem đáp án

Giải thích:

BTNT Cl => nMCl = nAgCl – nHCl = 0,52 – 0,5 = 0,02 (mol)

Khi nung chỉ có MHCO3 bị nhiệt phân theo phương trình:

2MHCO3 t0 M2CO3  + CO2 ↑+ H2O

y                                    →0,5y →0,5y   (mol)

=> Khối lượng rắn giảm chính là khối lượng H2O và CO2

=> 0,5y.44 + 0,5y.18 = (15,97- 14,42)

=> y = 0,05 (mol)

BTNT C ta có: n­M2CO3 + nMHCO3 = nCO2

=> nM2CO3 = nCO2 - nMHCO3  = 0,15 – 0,05 = 0,1 (mol)

mX = 0,1(2M + 60) + 0,05 (M + 61) + 0,02 (M + 35,5) = 15,97

=> 0,27M = 6,21

=> M = 23 (Na)

Đáp án D


Câu 3:

Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là

Xem đáp án

Giải thích:

nH2 = 0,145 mol

nMgCl2 = 0,13 mol

Quy đổi X thành: Mg (0,13 mol), Ca (x mol); O (y mol)

+ mX = 0,13.24 + 40x + 16y = 20,72

+ BT e: 2nMg + 2nCa = 2nH2 + 2nO => 0,13.2 + 2x = 0,145.2 + 2y

Giải hệ được x = 0,14; y = 0,125

mCaCl2 = 0,14.111 = 15,54 gam

Đáp án B


Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (ở đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:

Giá trị của m là

Xem đáp án

Giải thích:

Dd Y gồm: OH- dư (0,2 mol) và AlO2- (x mol)

Khi nH+ = 0,8 mol: nH+ = nOH- + 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 => 0,8 = 0,2 + 4x – 3.0,2 => x = 0,3 mol

Quy dổi hỗn hợp đầu thành: Ba, Al, O

nOH- pư = nAlO2-= 0,3 mol => nOH- bđ = 0,5 mol => nBa = nBa(OH)2 = 0,25 mol

 BT e: 2nBa + 3nAl = 2nO + 2nH2 => 0,25.2 + 0,3.3 = 2nO = 0,25.2 => nO = 0,45 mol

m = mBa + mAl + mO = 0,25.137 + 0,3.27 + 0,45.16 = 49,55 gam

Đáp án B


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

D

11 tháng trước

Dung Đỗ

Bình luận


Bình luận