Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
10242 lượt thi 39 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Vùng biển mà ranh giới bên ngoài của nó chính là đường biên giới quốc gia trên biển là:
A. Lãnh hải.
B. Nội thủy.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 2:
Đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm là:
A. Tạo thành một dải liên tục, mở rộng ở phần phía bắc và phía nam đồng bằng.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, mở rộng ở phần giữa dải đồng bằng,
C. Tạo thành một dải liên tục dọc bờ biển, tương đối rộng lớn.
D. Phần nhiều hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 3:
Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở:
A. Dãy Hoàng Sơn.
B. Dãy Tam Điệp.
C. Dãy Bạch Mã.
D. Khối núi cực Nam Trung Bộ.
Câu 4:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:
A. Đới rừng nhiệt đới lục địa.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng cận nhiệt gió mùa.
D. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 5:
Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta có đặc điểm là:
A. Có sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
B. Có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh vào mùa hạ.
C. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt năm nhỏ.
D. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Biển Đông?
A. Nam Định.
B. Phú Yên.
C. Bình Thuận.
D. Hậu Giang.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết sông nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bắc Bộ?
A. Sông Chảy.
B. Sông Thương.
C. Sông Gianh.
D. Sông Lục Nam.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2007) là:
A. Kiên Giang.
B. Trà Vinh.
C. Bến tre.
D. Tiền Giang.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây ở nước ta không có ngành sản xuất giấy, xenlulô?
A. Hà Nội.
B. Quảng Ngãi.
C. Đà Nẵng.
D. Việt Trì.
Câu 10:
Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?
A. Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một địa điểm nào đó trên mặt đất.
B. Bản đồ không thể hiện được chất lượng và động lực phát triển của đối tượng.
C. Qua bản đồ biết được hình dạng và quy mô của châu lục này so với châu lục khác.
D. Giúp ta biết được sự phân bố của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 11:
Vận động theo phương thẳng đứng sinh ra hiện tượng:
A. Đứt gãy.
B. Địa hào, địa lũy.
C. Biển tiến, biển thoái.
D. Uốn nếp
Câu 12:
Gió Mậu dịch là loại gió:
A. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.
B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.
C. Thổi từ khu vực Xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.
D. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.
Câu 13:
Giới hạn phía dưới của sinh quyển là:
A. Tới tận đáy đại dương; xuống tận đáy lớp vỏ lục địa.
B. Tới đáy đại dương; ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
C. Tới thềm lục địa (ở đại dương); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
D. Tới bờ ngoài của rìa lục địa (ở đại dương); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
Câu 14:
Yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỉ xuất sinh không phải là:
A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.
B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Chính sách phát triển dân số của từng nước.
D. Tác động của các điều kiện tự nhiên ở từng nước.
Câu 15:
Một trong những biện pháp để sử dụng đất đai được lâu dài và tốt hơn là cần phải:
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.
B. Duy trì và nâng cao độ phì cho đất.
C. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.
D. Đảm bảo được nguồn nước mặt cho đất.
Câu 16:
Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước:
A. Có trữ lượng than lớn.
B. Có nhiều sông suối lớn.
C. Có nhiều dầu mỏ.
D. Phát triển.
Câu 17:
Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là:
A. Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Ca-na-đa.
B. LB Nga, Hoa Kì, Ấn Độ.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga.
D. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da.
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG ĐIỀU, HỒ TIÊU VÀ CHÈ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng điều, hồ tiêu và chè ở nước ta giai đoạn 2010- 2015?
A. Diện tích gieo trồng hồ tiêu lớn hơn diện tích gieo trồng điều.
B. Diện tích gieo trồng chè giảm, diện tích gieo trồng điều và hồ tiêu tăng.
C. Diện tích gieo trồng hồ tiêu và chè tăng, diện tích gieo trồng điều giảm.
D. Diện tích gieo trồng chè tăng nhiều hơn diện tích gieo trồng hồ tiêu.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc?
A. Hữu Nghị.
B. Lào Cai.
C. Cầu Treo.
D. Móng Cái.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết bãi biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thịnh Long.
B. Sầm Sơn.
C. Thuận An.
D. Non Nước.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cửa khẩu Bờ Y thuộc tỉnh nào ở vùng Tây Nguyên?
A. Gia Lai.
B. Đắk Lắk.
C. Kon Tum.
D. Đắk Nông.
Câu 22:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 (%)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2015 so với năm 2005?
A. Kinh tế Nhà nước giảm, kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
B. Kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước đều giảm.
C. Kinh tế Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.
Câu 23:
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
A. Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
C. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng.
D. Đông Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
Câu 24:
Đô thị hóa nước ta có tác động mạnh tới quá trình:
A. Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
B. Phát triển các thành phần kinh tế mới.
C. Đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 25:
Nền nông nghiệp cổ truyền nước ta có đặc điểm là:
A. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều sức người.
B. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.
C. Nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
D. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
Câu 26:
Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do:
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Câu 27:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA HOA KÌ VÀ LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì và Liên bang Nga năm 2010 và năm 2015?
A. Tổng sản phẩm trong nước tăng, tổng sản phẩm trong nước bình quần đầu người tăng ở Hoa Kì.
B. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người.
C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì nhỏ hơn Liên bang Nga.
D. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người giảm ở Liên bang Nga.
Câu 28:
Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước là:
A. Phát triển và công nghiệp mới.
B. Chậm phát triển và phát triển.
C. Phát triển và đang phát triển.
D. Công nghiệp mới và đang phát triển.
Câu 29:
Dân cư và xã hội của Mĩ La tinh có đặc điểm là:
A. Tỉ lệ dân thành thị thấp, tăng chậm.
B. Số dân sống dưới mức nghèo khổ còn khá đông.
C. Chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị cao.
D. Thu nhập giữa người giàu và người nghèo ít chênh lệch.
Câu 30:
Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp:
A. Đóng tàu, dệt, điện tử, chế tạo ô tô.
B. Chế tạo ô tô, hoá dầu, hàng không - vũ trụ.
C. Cơ khí, điện tử, viễn thông.
D. Luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa.
Câu 31:
Đồng bằng Tây Xi-bia tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là:
A. Than đá, quặng sắt.
B. Vàng, đồng, bôxit.
C. Dầu mỏ, khí thiên nhiên.
D. Than đá, vàng, kim cương.
Câu 32:
Tỉ trọng của ngành nào ở Nhật Bản hiện chỉ chiếm khoảng 1% trong GDP?
A. Thương mại và tài chính.
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
Câu 33:
Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu là:
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Câu 34:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản.
B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản.
C. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản
Câu 35:
Các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm các trung tâm có ý nghĩa vùng ở nước ta?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ.
C. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh.
D. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng
Câu 36:
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
B. Hàng tiêu dùng.
C. Nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 37:
Độ che phủ rừng của vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 chỉ đứng sau:
B. Luyện kim, cơ khí, sản xuất ô tô, đóng tàu và chế biến nông - lâm - thủy sản.
C. Cơ khí, điện tử, hóa chất và chế biến nông - lâm - thủy sản.
D. Vật liệu xây dựng, luyện kim, cơ khí, đóng tàu và chế biến nông - lâm - thủy sản.
Câu 38:
Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất phèn.
C.Đất mặn.
D.Đất xám.
Câu 39:
SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010- 2015
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và điện của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.
2048 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com