Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
29.2 K lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
Câu 2:
Thả một eletron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì (bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn) thì nó sẽ
A. chuyển động cùng hướng với hướng của đường sức điện.
B. chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
C. chuyển động từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
D. đứng yên.
Câu 3:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
Câu 4:
Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng P với dòng điện thẳng I. Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên?
A. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P lại gần I hoặc ra xa I.
B. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P với vận tốc song song với dòng I.
C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh tiến dọc theo chính nó.
D. (C) quay xung quanh dòng điện thẳng I.
Câu 5:
Một sợi dây dài 2L được kéo căng hai đầu cố định. Kích thích để trên dây có sóng dừng ngoài hai đầu là hai nút chỉ còn điểm chính giữa C của sợi dây là nút. M và N là hai điểm trên dây đối xứng nhau qua C. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ
A. như nhau và cùng pha.
B. khác nhau và cùng pha.
C. như nhau và ngược pha nhau.
D. khác nhau và ngược pha nhau.
Câu 6:
Tia laze không được ứng dụng trong
A. kích thích phản ứng nhiệt hạch.
B. nội soi dạ dày.
C. điều khiển con tàu vũ trụ.
D. khoan, cắt kim loại.
Câu 7:
Trong sự phân hạch của hạt nhân U92235, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
B. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
Câu 8:
Các thiên hà phát ra sóng điện từ lan truyền trong vũ trụ. Ở Trái Đất nhờ các kính thiên văn hiện đại đã thu được hình ảnh rõ nét của các thiên hà. Các kính thiên văn này hoạt động dựa trên tính chất nào của sóng điện từ?
A. Điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết ở nhiệt độ thấp có giá trị rất lớn.
B. Điện trở suất của bán dẫn tăng nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.
C. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi đưa thêm một lượng nhỏ tạp chất vào trong bán dẫn.
D. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm.
Câu 9:
Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai kheS1,S2 đến M có độ lớn bằng
A. 2,5λ.
B. 3λ.
C. 1,5λ.
D. 2λ.
Câu 10:
Trên thang sóng điện từ (phổ sóng điện từ) ranh giới giữa vùng tử ngoại và vùng tia X không rõ rệt (chúng có một phần chồng lên nhau). Phần chồng lên nhau này thì cách phát
A. khác nhau nhưng cách thu giống nhau.
B. khác nhau và cách thu khác nhau.
C. giống nhau và cách thu giống nhau.
D. giống nhau nhưng cách thu khác nhau.
Câu 11:
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2 s, pha của dao động là
A. 10 rad.
B. 40 rad.
C. 20 rad.
D. 5 rad.
Câu 12:
Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm là x = Acos(ωt – π/2) (cm, s). Hỏi gốc thời gian được chọn lúc nào?
A. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = +A.
D. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = – A.
Câu 13:
Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
A. giảm 4,4 lần.
B. giảm 4 lần.
C. tăng 4,4 lần.
D. tăng 4 lần.
Câu 14:
Tiêu cự của vật kính và thị kính của một ống nhòm quân sự lần lượt là f1 = 30 cm và f2 = 5 cm. Một người đặt mắt sát thị kính chỉ nhìn thấy được ảnh rõ nét của một vật ở rất xa khi điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong khoảng từ 33 cm đến 34,5 cm. Khoảng nhìn rõ của mắt người này là
A. 0,85 m.
B. 0,8 m.
C. 0,45 m.
D. 0,375 m.
Câu 15:
Đặt điện áp u = U0cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch (chỉ chứa các phần tử như điện trở thuần cuộn cảm thuần và tụ điện) gồm đoạn AM nối tiếp đoạn MB. Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp tức thời trên đoạn AM và đoạn MB. Tính U0.
A. 40 V.
B. 20 V.
C. 10 V.
D. 60 V.
Câu 16:
Đặt điện áp xoay chiều U – f vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì cảm kháng gấp 4 lần dung kháng. Nếu thay bằng điện áp xoay chiều khác có tần số 0,5f thì
A. cảm kháng bằng dung kháng.
B. cảm kháng bằng 2 lần dung kháng.
C. cảm kháng bằng một nửa dung kháng.
D. cảm kháng bằng 4 dung kháng.
Câu 17:
Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589 μm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này là
A. 0,21 eV.
B. 2,11 eV.
C. 4,22 eV.
D. 0,42 eV.
Câu 18:
Một hạt nhân F2656ecó:
A. 56 nuclôn.
B. 82 nuclôn.
C. 30 prôtôn.
D. 26 nơtron.
Câu 19:
Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động 12,5 V và có điện trở trong 0,4 Ω ; bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi số 12 V – 6 W, bóng đèn dây tóc Đ2 loại 6 V – 4,5 W; Rb là một biến trở. Để các đèn sáng bình thường thì
A. Rb = 16 Ω.
B. không tồn tại Rb
C. Rb = 10 Ω.
D. Rb = 8 Ω.
Câu 20:
Cho khối lượng của hạt nhân A47107g là 106,8783u; của nơtron là 1,0087u; của prôtôn là 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân A47107g là
A. 0,9868u.
B. 0,6986u.
C. 0,6868u.
D. 0,9686u.
Câu 21:
Ở trạng thái cơ bản electron trong nguyên tử Hidro chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính r0=5,3.10-11 (m). Tính cường độ dòng điện do chuyển động đó gây ra
A. 0,05 mA.
B. 0,95 mA.
C. 1,05 mA.
D. 1,55 mA.
Câu 22:
Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 50 cm, đặt mắt sát vào thị kính của kính hiển vi mà vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 0,5 cm, 4 cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là 16 cm. Độ bội giác có thể là
A. 131.
B. 162.
C. 155.
D. 190.
Câu 23:
Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1,λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48 μm và 0,60 μm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có
A. 4 vân sáng λ1 và 3 vân sáng λ2
B. 5 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2
C. 4 vân sáng λ1 và 5 vân sáng λ2
D. 3 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2
Câu 24:
Câu nào dưới đây nói về tính chất của các chất bán dẫn là không đúng ?
Câu 25:
Dùng loại dây đồng đường kính 0,5 mm có phủ lớp sơn cách điện mỏng để quấn thành một ống dây dài. Ống dây có năm lớp nối tiếp với nhau sao cho dòng điện trong tất cả các vòng dây của các lớp đều cùng chiều. Các vòng dây của mỗi lớp được quấn sít nhau. Hỏi khi cho dòng điện cường độ I = 0,15 A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu?
A. 1,88.10-3 T.
B. 1,44.10-3 T.
C. 5.10-3 T.
D. 2,13.10-3T.
Câu 26:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa sánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc khác nhau thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,42 μm, λ2 = 0,54 μm và λ3 chưa biết. Khoảng cách hai khe hẹp a = 1,8 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 4 m. Biết vị trí vân tối gần tâm màn ảnh nhất là vị trí vân tối thứ 14 của λ3. Tính khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vân sáng trùng của λ2 và λ3.
A. 54 mm.
B. 42 mm.
C. 33 mm.
D. 16 mm.
Câu 27:
Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) (U0 không đổi, tần số góc ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh ω = ω1 thì đoạn mạch có tính cảm kháng, cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I1 và k1. Sau đó, tăng tần số góc đến giá trị ω = ω2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là I2 và k2. Khi đó ta có
A. I2 >I1 và k2>k1
B. I2 >I1 và k2<k1
C. I2 <I1 và k2<k1
D. I2 <I1 và k2>k1
Câu 28:
Dòng điện trong mạch LC lí tưởng có cuộn dây có độ tự cảm 4 µH, có đồ thị phụ thuộc dòng điện vào thời gian như hình vẽ. Tụ có điện dung là:
A. 2,5 nF.
B. 5 µF.
C. 25 nF.
D. 0,25 µF.
Câu 29:
Một con lắc đơn treo vào đầu một sợi dây mảnh bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Khi dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là T. Bỏ qua mọi ma sát, khi dao động nhỏ trong một chất khí có khối lượng riêng εD (ε << 1) thì chu kỳ dao động là.
A. T1+ε2
B. T(1+ε2)
C. T(1-ε2)
D. T1-ε
Câu 30:
Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng với biên độ sóng không đổi có phương trình sóng tại nguồn O là: u = A.cos(ωt – π/2) (cm). Một điểm M cách nguồn O bằng 1/3 bước sóng, ở thời điểm t=πω có ly độ (cm). Biên độ 3A là
A. 2 (cm).
B. 23 (cm).
C. 4 (cm).
D. 3 (cm).
Câu 31:
Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động 18 V, có điện trở trong 4 Ω, R1 = 12 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 21 Ω, R4 = 18 Ω, R5 = 6 Ω, Rđ = 3 Ω, C = 2 μF. Biết điện trở ampe kế và dây nối không đáng kể. Điện tích của tụ điện và số chỉ ampe kế A lần lượt là
A. 8 μC và 5/6 A.
B. 8 μC và 0,8 A.
C. 6 μC và 5/6 A.
D. 6 μC và 0,8 A.
Câu 32:
Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220 V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5 A và hệ số công suất của động cơ là 0,8. Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 11 W. Hiệu suất của động cơ (tỉ số giữa công suất hữu ích và công suất tiêu thụ toàn phần) là
A. 80%.
B. 90%.
C. 92,5%.
D. 87,5 %.
Câu 33:
Cho mạch điện nối tiếp gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm 0,2π(H), tụ điện có điện dung 0,1π (mF) và biến trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định có tần số f (f < 100 Hz). Thay đổi R đến giá trị 190 Ω thì công suất tiêu thụ trên toàn mạch đạt giá trị cực đại. Giá trị f là
A. 25 Hz.
B. 40 Hz.
C. 50 Hz.
D. 80 Hz.
Câu 34:
Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên OA = 50 cm, độ cứng 20 N/m. Treo lò xo OA thẳng đứng, O cố định. Móc quả nặng m = 1 kg vào điểm C của lò xo. Cho quả nặng dao động theo phương thẳng đứng. Biết chu kì dao động của con lắc là 0,628 s. Điểm C cách điểm O một khoảng bằng:
A. 20 cm.
B. 7,5 cm.
C. 15 cm.
D. 10 cm.
Câu 35:
Một vật có khối lượng 0,01 kg dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng x = 0, có đồ thị sự phụ thuộc hợp lực tác dụng lên vật vào li độ như hình vẽ. Chu kì dao động là
A. 0,256 s.
B. 0,152 s.
C. 0,314 s.
D. 1,255 s.
Câu 36:
Khi một hạt nhân U92235 bị phân hạch thì tỏa ra năng lượng 200 MeV. Cho số A–vô–ga–đrô NA = 6,02.1023 mol-1. Nếu 1 g U92235 bị phân hạch hoàn toàn thì năng lượng tỏa ra xấp xỉ bằng
A. 5,1.1016 J.
B. 8,2.1010 J.
C. 5,1.1010 J.
D. 8,2.1016 J.
Câu 37:
Đoạn mạch xoay nối tiếp AB gồm ba đoạn AM, MN và NB. Đoạn AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MN chứa hộp kín X (X chỉ gồm các phần tử như điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện ghép nối tiếp) và đoạn NB chỉ chứa tụ điện có điện dung C. Biết điện áp uAB = U0cos(ωt + φ) (V), uAN = 80cosωt (V) và uMB = 90cos(ωt – π/4) (V). Nếu 2LCω2 = 3 thì điện áp hiệu dụng trên đoạn MN là.
A. 79,9 V.
B. 84 V.
C. 56,5 V.
D. 120 V.
Câu 38:
Một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất P = 4,932 kW, cung cấp điện để thắp sáng bình thường 66 bóng đèn dây tóc cùng loại 220 V – 60 W mắc song song với nhau ở tại một nơi khá xa máy phát. Coi u cùng pha i, coi điện trở các đoạn dây nối các bóng với hai dây tải là rất nhỏ. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát bằng
A. 274 V.
B. 254 V.
C. 296 V.
D. 300 V.
Câu 39:
Một nhà vật lý hạt nhân làm thí nghiệm xác định chu kì bán rã (T) của một chất phóng xạ bằng cách dùng máy đếm xung để đo tỉ lệ giữa số hạt bị phân rã (ΔN) và số hạt ban đầu (N0). Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, hãy tính T?
A. 138 ngày.
B. 5,6 ngày.
C. 3,8 ngày.
D. 8,9 ngày.
Câu 40:
Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi, khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C, ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB), có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB là 12 m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 s so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm không đổi; đồng thời hiệu hai khoảng cách tương ứng này là 11 m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên xấp xỉ
A. 4,68 dB.
B. 3,74 dB.
C. 3,26 dB.
D. 6,72 dB.
5841 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com