Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
8903 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Động lượng được tính bằng
A. N/s
B. N.s
C. N.m
D. N.m /5
Có 12g khí chiếm thể tích 4l ở 70C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khối khí đó là 1,2(g/l) . Nhiệt độ của khối khí sau khi nung nóng là
A. 3270C
B. 17,50C
C. 4270C
D. 3870C
Câu 2:
Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường
A. nước
B. thủy tinh
C. chân không
D. thạch anh
Câu 3:
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: vàng, tím, cam và lục. Chiết suất của nước có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng
A. vàng
B. lục
C. tím
D. cam
Câu 4:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 3cm. Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất của lò xo là 25cm. Khi vật nhỏ của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì chiều dài của lò xo là
A. 22cm
B. 31 cm
C. 19cm
D. 28cm
Câu 5:
Chùm tia X phát ra từ một ống tia X (ống Cu-lít-giơ) có tần số lớn nhất là 6,4.1018Hz. Bỏ qua động năng các électron khi bứt ra khỏi catôt. Điện áp giữa anôt và catôt của ống tia X là
A. 2,65kV
B. 26,50kV
C. 5,30kV
D. 13,25kV
Câu 6:
Thế năng của một prôtôn tại điểm N trong điện trường của một điện tích điểm là -64.10-20J. Điện thế tại điểm N là
A. 64V
B. 6,4V
C. 4V
D. -4V
Câu 7:
Khi hoạt động, trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào có điện năng được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?
A. Quạt điện
B. Ấm điện
C. Bóng đèn dây tóc
D. Đèn LED
Câu 8:
Chọn hình vẽ đúng?
A. Nam châm lại gần ống dây
B. Nam châm ra xa ống dây
C. Nam châm chuyên động sang phải
D. Nam châm chuyên động sang trái
Câu 9:
Một cái cọc cắm thẳng đứng trong một bể rộng, đáy nằm ngang, chứa đầy nước. Phần cọc nhô lên mặt nước dài 0,6m. Bóng của cọc trên mặt nước dài 0,8m; ở dưới đáy bể dài l,7m. Tính chiều sâu của bể nước. Chiết suất của nước là 4/3
A. 0,8m
B. 0,9m
C. 1,2m
D. 1,7m
Câu 10:
Điều tiết mắt là thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh của vật khi quan sát hiện lên ở
A. điểm cực cận của mắt
B. điểm cực viễn của mắt
C. màng lưới của mắt
D. ở thể thủy tinh của mắt
Câu 11:
Một người cận thị đeo sát mắt kính có độ tụ -2dp thì nhìn thấy rõ được vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Điểm C khi không đeo kính cách mắt 10cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 25cm
B. 15cm
C. 12,5cm
D. 20cm
Câu 12:
Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ
Câu 13:
Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình li độ lần lượt là:
x1=5cos100π+π2cm và x2=12cos100πtcm
Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng
A. 17cm
B. 8,5cm
C. 13cm
D. 7cm
Câu 14:
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình . Cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2=10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A. 50(N/m)
B. 100(N/m).
C. 25(N/m).
D. 200(N/m).
Câu 15:
Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là: x1=3cos10tcm và x2=4sin10t+π2cm. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại bằng
A. 7(m/s2)
B. 1(m/s2)
C. 0,7(m/s2)
D. 5(m/s2)
Câu 16:
Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm
A. giảm đi 10 B
B. tăng thêm 10 B
C. tăng thêm 10 dB
D. giảm đi 10 dB
Câu 17:
Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u=cos20t-4xcm (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này trong môi trường trên bằng
A. 5(m/s).
B. 4(m/s).
C. 40(cm/s).
D. 50(cm/s).
Câu 18:
Một máy phát điện xoay chiều một pha (kiểu cảm ứng) có p cặp cực quay đều với tần số góc n (vòng/phút), với số cặp cực bằng số cặp cuộn dây của phần ứng thì tần số của dòng điện do máy tạo ra là f (Hz). Hệ thức giữa n, p và f là
A.n=60fp
B. f=60np
C.n=60np
D.n=60pf
Câu 19:
Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A.U02ωL
B.U02ωL
C.U0ωL
D. 0
Câu 20:
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn
A. sớm pha π4so với điện áp hai đầu mạch điện
B. sớm pha π2so với điện áp hai đầu mạch điện
C. trễ pha π4so với điện áp hai đầu mạch điện
D. trễ pha π2so với điện áp hai đầu tụ điện
Câu 21:
Một đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm điện trở thuần 100Ω, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có hệ số tự cảm và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u=2002sin100πtV . Thay đổi điện dung C của tụ điện cho đến khi điện áp giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại đó bằng
A. 200V
B.1002V
C.502V
D. 50V
Câu 22:
Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2400 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 800 vòng dây. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 210V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp khi biến áp hoạt động không tải là
A. 0
B. 105V
C. 630V
D. 70V
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không có điện trở thuần?
A. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch
C. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm
Câu 24:
Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là L=2.10-2H và điện dung của tụ điện là C=2.10-10F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là
A. 2πs
B. 4π.10-6s
C. 2π.10-6s
D. 4πs
Câu 25:
Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất của sóng điện từ
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy
D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
B. Trong cùng một môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ
C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi cùng vận tốc
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím
Câu 27:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 μm. Vùng giao thoa trên màn rộng 26mm (vân trung tâm ở chính giữa), số vân sáng là
A. 15
B. 17
C. 13
D. 11
Câu 28:
Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng
A. màu đỏ
B. màu chàm
C. màu tím
D. màu lam
Câu 29:
Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là εD,εL,εT thì
A.εT>εL>εD
B.εT>εD>εL
C.εD>εL>εT
D.εL>εT>εD
Câu 30:
Một nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng 662,5nm với công suất phát sáng là 1,5.10-4W. Lấy h=6,625.10-3(J.s); c=3.108(m/s). Số phôtôn được nguồn phát ra trong 1s là
A. 5.1014
B. 6.1014
C. 4.1014
D. 3.1014
Câu 31:
Phóng xạ β- là
A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng
B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng
C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử
D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng
Câu 32:
Ban đầu có 50g chất phóng xạ nguyên chất của nguyên tố X. Sau 2 giờ kể từ thời điểm ban đầu, khối lượng của chất phóng xạ X còn lại là 12,5g. Chu kì bán rã của chất phóng xạ X bằng
A. 4 giờ
B. 2 giờ
C. 1 giờ
D. 3 giờ
Câu 33:
Cho phản ứng hạt nhân:1123Na+11H→24He+1020Ne. Lấy khối lượng các hạt nhân lần lượt là 22,9837u; 19,9869u; 4,0015u; l,0073u và 1u=931,5 MeV/c2 . Trong phản ứng này, năng lượng
A. thu vào là 3,4524MeV
B. thu vào là 2,4219MeV
C. tỏa ra là 2,4219MeV
D. tỏa ra là 3,4524MeV
Câu 34:
Khi thay đổi tần số của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp ta thấy đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng trở toàn mạch và tần số của mạch điện như hình bên. Chu kì dao động riêng và điện trở thuần của mạch điện là
A. 2s và 100Ω
B. 0,2s và 150 Ω
C. 0,02s và 100 Ω
D. 0,002s và 150 Ω
Câu 35:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 406nm đến 760nm. Trên màn quan sát, tại điểm M chỉ có một bức xạ cho vân sáng và hai bức xạ có bước sóng λ1, λ2 cho vân tối λ1< λ2. Giá trị lớn nhất λ1 là
A. 464nm
B. 456nm
C. 542nm
D. 487nm
Câu 36:
Cho D1, D2 và D3 là ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của D1 và D2 có phương trình x12=33cosωt+π2cm . Dao động tổng hợp của D2 và D3 có phương trình x23=3cos ωt(cm). Dao động D1 ngược pha với dao động D3. Biên độ của dao động D2 có giá trị nhỏ nhất là
A. 2,6cm
B. 2,7cm
C. 3,6cm
D. 3,7cm
Câu 37:
Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10Hz. Biết AB = 20cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3(m/s). Ở mặt nước, gọi D là đường thẳng đi qua trung điểm của AB và hợp với AB một góc 600. Trên D có bao nhiêu điểm mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại?
A. 13 điểm
B. 11 điểm
C. 9 điểm
D. 7 điểm
Câu 38:
Đặt điện áp xoay chiều u=100cos100πt+π3Vvào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R = 100Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=1π H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Các vôn kế V1,V2,V3 có điện trở rất lớn được dùng để đo điện áp giữa hai đầu các đoạn mạch tụ điện, cuộn dây và điện trở. Điều chỉnh C để tổng số chỉ của ba vôn kế có giá trị cực đại, giá trị này là
A. 248V
B. 284V
C. 361V
D. 316V
Câu 39:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị 10-44πF hoặc 10-42πF thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng
A. 12πH
B. 2πH
C. 13πH
D. 3πH
1781 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com