Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
14897 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
48118 lượt thi
Thi ngay
15236 lượt thi
9513 lượt thi
8352 lượt thi
7152 lượt thi
10347 lượt thi
6295 lượt thi
4529 lượt thi
3873 lượt thi
3609 lượt thi
Câu 1:
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 40N/m, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn vào vật nhỏ có khối lượng m = 100g. Ban đầu giữ vật sao cho lò xo nén 4,8cm rồi thả nhẹ. Hệ số ma sát trượt và ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn đều bằng nhau và bằng 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính quãng đường cực đại vật đi được cho tới khi dừng hẳn.
A. 23cm
B. 64cm
C. 32cm
D. 36cm
Câu 2:
Một con lắc lò xo nằm ngang trên mặt bàn, lò xo có độ cứng k = 20N/m, vật nặng có khối lượng m = 400g. Đưa vật nặng sang trái đến vị trí lò xo nén 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết rằng hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ coi bằng nhau. Muốn cho vật dừng lại ở bên phải vị trí lò xo không biến dạng, trước khi nó đi qua vị trí này lần 2 thì hệ số ma sát μ giữa vật với mặt bàn có phạm vi biến thiên là:
A. μ ≥ 0,1
B. μ ≤ 0,05
C. 0,05 ≤ μ ≤ 0,1
D. μ ≤ 0,05 và μ ≥ 0,1
Câu 3:
Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát μ = 0,01. Lò xo có độ cứng k = 100N/m, vật có khối lượng m = 100g, lấy g = 10m/s2. Lúc đầu đưa vật đi tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ để vật dao động tắt dần. Tốc độ trung bình kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật dừng lại là:
A. 0,425m/s
B. 0,525m/s
C. 0,225m/s
D. 4,026m/s
Câu 4:
Một lò xo nhẹ, dài tự nhiên 20cm, giãn ra 1cm dưới tác dụng của lực kéo 0,1N. Đầu trên của lò xo gắn vào điểm O, đầu dưới treo vật nặng 10g. Hệ đang đứng yên. Quay lò xo quanh trục thẳng đứng qua O với một tốc độ không đổi thì thấy trục lò xo làm với phương thẳng đứng góc 60o. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài của lò xo và tốc độ quay xấp xỉ bằng:
A. 20cm; 15 vòng/s.
B. 22cm; 15 vòng/s.
C. 20cm; 1,5 vòng/s.
D. 22cm; 1,5 vòng/s.
Câu 5:
Hai vật dao động điều hòa cùng pha ban đầu, cùng phương và cùng thời điểm với các tần số góc lần lượt là ω1 = π/6 rad/s; ω2 = π/3 rad/s. Chọn gốc thời gian lúc hai vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Thời gian ngắn nhất mà hai vật gặp nhau là:
A. 1s.
B. 4s.
C. 2s.
D. 8s.
Câu 6:
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa x1 = A1cos(ωt) cm; x2 = 2,5√3cos(ωt + φ2) và người ta thu được biên độ mạch dao động là 2,5cm. Biết A1 đạt cực đại, hãy xác định φ2?
A. không xác định được.
B. π/6 rad
C. 2π/3 rad
D. 5π/6 rad
Câu 7:
Cho hai vật dao động điều hòa cùng phương x1 = 2cos(4t +φ1); x2 = 2cos(4t + φ2) với 0 ≤ φ1 – φ2 ≤ π/2 (rad). Biết phương trình dao động tổng hợp là x=2cos(4t+π6) (cm) Giá trị của φ1 là:
A. π/6
B. -π/6
C. π/2
D. -π/2
Câu 8:
Một con lắc lò xo có khối lượng m dao động cưỡng bức ổn định dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Khi f = f1 thì vật có biên độ là A1, khi f = f2 (f1 < f2 < 2f1) thì vật có biên độ là A2, biết A1 = A2. Độ cứng của lò xo là:
A. k=π2mf1+f22
B. k=π2mf1+3f242
C. k=4π2mf1-f22
D. k=π2m2f1-f223
Câu 9:
Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1=4cos(2π3t-π2) và x2=3cos(2π3t)(x1 và x2 tính bằng cm; t tính bằng giây). Tại các thời điểm x1 = x2 và gia tốc của chúng đều âm thì li độ của dao động tổng hợp là:
A. -4,8cm.
B. 5,19cm.
C. 4,8cm.
D. -5,19cm.
Câu 10:
Con lắc gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m; vật nặng có khối lượng m = 200g và điện tích q = 100μC. Ban đầu vật dao động điều hòa với biên độ A = 5cm theo phương thẳng đứng. Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta thiết lập một điện trường đều thẳng đứng, hướng lên có cường độ E = 0,12 MV/m. Tìm biên độ lúc sau của vật trong điện trường.
A. 7cm
B. 18cm
C. 12,5cm
D. 13cm.
Câu 11:
Hai lò xo nhẹ k1, k2 cùng độ dài được treo thẳng đứng đầu trên cố định, đầu dưới có treo các vật m1 và m2 (m1 = 4m2). Cho m1 và m2 dao động với biên độ nhỏ theo phương thẳng đứng, khi đó chu kì dao động của chúng lần lượt là T1 = 0,6s và T2 = 0,4s. Mắc hai lò xo k1, k2 thành một lò xo dài gấp đôi, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m2. Tần số dao động của m2 khi đó bằng:
A. 2,4Hz.
B. 2Hz.
C. 1Hz.
D. 0,5Hz.
Câu 12:
Hai con lắc lò xo nằm ngang có chu kì T1 = T2/2. Kéo lệch các vật nặng tới vị trí cách vị trí cân bằng của chúng một đoạn A như nhau và đồng thời thả cho chuyển động không vận tốc ban đầu. Khi khoảng cách từ vật nặng của con lắc đến vị trí cân bằng của chúng đều là b (0 < b < A) thì tỉ số độ lớn vận tốc của các vật nặng là:
A. v1/v2 = 1/2
B. v1/v2 = √2/2
C. v1/v2 = √2
D. v1/v2 = 2
Câu 13:
Một con lắc đơn có chiều dài 1m được treo dưới gầm cầu cách mặt nước 12m. Con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 = 0,1rad. Khi vật qua vị trí cân bằng thì dây bị đứt. Khoảng cách cực đại (tính theo phương ngang) từ điểm treo con lắc đến điểm mà vật nặng rơi trên mặt nước mà con lắc có thể đạt được là:
A. 49cm.
B. 95cm.
C. 65cm.
D. 85cm.
Câu 14:
Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Trong khoảng thời gian Δt (0 < Δt < T/2) quãng đường ngắn nhất và dài nhất vật đi được là
Câu 15:
Trong dao động điều hòa của một vật, khoảng thời gian trong một chu kì của vật để vận tốc của vật có độ lớn |v| ≤ 0,5vmax là:
A. T/3
B. T/4
C. T/5
D. T/6
Câu 16:
Một vật nhỏ dao động điều hòa, gọi t1, t2 và t3 lần lượt là ba thời điểm liên tiếp vật có cùng tốc độ. Biết rằng t3 – t1 = 3(t3 – t2) = 0,1s và v1 = v2 = -v3 = 20π cm/s. Tính biên độ dao động của vật.
A. 4cm.
B. 5cm.
C. 3cm.
D. 2cm.
Câu 17:
Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A = 4cm. Biết rằng trong một chu kì, khoảng thời gian để gia tốc của vật thỏa mãn -60π2 ≤ a ≤ 80π2 cm/s2 là T/2. Chu kì dao động của con lắc:
A. 0,3s.
B. 0,4s.
C. 0,5s.
D. 0,6s.
Câu 18:
Một vật dao động điều hòa trên một đoạn thẳng xung quanh vị trí cân bằng O. Gọi M, N là hai điểm trên đường thẳng cùng cách đều điểm O. Biết cứ 0,05s thì chất điểm lại đi qua các điểm M, O, N và tốc độ của nó khi đi qua các điểm M, N là 20π cm/s. Biên độ A của dao động là:
B. 6cm.
C. 4√2cm.
D. 4√3cm.
Câu 19:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) cm. Tại thời điểm t1, vật có vận tốc v1 = 50 cm/s, gia tốc a1 = -10√3 m/s2. Tại thời điểm t2 = t1 + Δt (Δt > 0), vật có vận tốc là v2 = -50√2 cm/s, gia tốc a2 = 10√2 m/s2. Gía trị nhỏ nhất của Δt:
Câu 20:
Một vật đồng thời thực hiện ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số tương ứng là (1), (2) và (3). Dao động (1) ngược pha và có năng lượng gấp đôi dao động (2). Dao động tổng hợp (13) có năng lượng là 3W. Dao động tổng hợp (23) có năng lượng W và vuông pha với dao động (1). Dao động tổng hợp của vật có năng lượng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,7W
B. 3,3W
C. 2,3W
D. 1,7W
Câu 21:
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa kết hợp ngược pha nhau. Tại thời điểm li độ của dao động thành phần thứ nhất và dao động tổng hợp lần lượt là 2cm và – 3cm. Ở thời điểm ly độ dao động tổng hợp là 4,5cm thì li độ của thành phần thứ hai là:
A. – 3cm.
B. -7,5cm.
C. 7,5cm.
D. 3cm.
Câu 22:
Hai chất điểm thực hiện dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song nằm ngang, có gốc tọa độ nằm cùng trên một đường thẳng có phương thẳng đứng. Phương trình dao động của các chất điểm tương ứng là x1 = A1cos(πt + π/6) cm và x2 = A2cos(πt + π/2) cm (gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động). Trong quá trình dao động, khoảng cách theo phương ngang giữa hai chất điểm được biểu diễn bằng phương trình d = Acos(ωt + φ) cm. Thay đổi A1 đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì:
A. φ = -π/6 rad.
B. φ = -π/3 rad.
C. φ = 0 rad.
D. φ = π rad.
Câu 23:
Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng. Trong quá trình dao động người ta quan sát đo đạc và thấy được lò xo không bị biến dạng tại vị trí gia tốc của lò xo có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và giãn là:
A. 1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 1/5
Câu 24:
Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 1s. Sau 2,5s kể từ lúc bắt đầu dao động, vật có li độ x= -5√2 cm đi theo chiều âm với tốc độ 10π√2 cm/s. Biết lực đàn hồi nhỏ nhất bằng 6N. Chọn trục Ox trùng với trục của lò xo, gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Lấy g = 10 = π2 m/s2. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật tại thời điểm t = 0 là:
A. 1,228N.
B. 7,18N.
C. 8,71N.
D. 12,82N.
Câu 25:
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m gắn với dây treo có chiều dài l. Từ vị trí cân bằng kéo lệch sợi dây sao cho góc lệch của sợi dây với phương thẳng đứng là α0 = 60o rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Độ lớn của gia tốc khi lực căng dây có độ lớn bằng trọng lực
4 Đánh giá
75%
25%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com