(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
“Cành chọc trời là con đầu
Tên gọi ông Thu Tha
Cành bung xung là con thứ hai
Tên gọi bà Thu Thiên
Hai ông bà nên đôi nên lửa
Truyền cho:
Con gà có cựa
Dây dưa biết leo
Tre pheo có gai, có ngọn
Con người biết nói.”
(Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước)
Đoạn văn 2
“Đây nói chuyện Ngọc Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói rằng ông ta trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng, v.v... Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật.”
(Nguyễn Đổng Chi, Mười hai bà mẹ)
Đoạn văn 3
“Tuổi đà ngoại tám mươi già,
Thoắt thoắt xem bằng bóng ngựa qua.
Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,
Cúc vàng thơm đổi mấy phen hoa.
Sang có phận, là ơn chúa,
Được làm người, bởi đức cha.
Am quán ngày nhàn, rồi mọi việc,
Dầu ai tự tại, mặc dầu ta.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân quốc ngữ thi)
Đoạn văn 4
“… Bà phu nhân nói:
[…] Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc hậu, như quán Cao đường, như thần Lạc phố lướt sóng, như nàng Giang Phi cởi ngọc, như Lộng Ngọc lấy Tiêu Sử, như Thái Loan gặp Văn Tiêu, như Lan Hương gặp Trương Thạc... Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ sờ đó, nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy họ chịu đỡ tiếng cười cho mình.
Mọi người cùng phá lên cười rất vui vẻ. Rồi đó mặt trời gác núi, các khách khứa đều giải tán cả.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên)
Đoạn văn 5
“Ôi!
Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp thuở gian truân, Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cảm niềm thần tử mắc nơi họa hại.
Xưa còn làm tướng, dốc rạng dồi hai chữ bình Tây, Nay thác về thần, nên vưng hộ một câu phục thái. Hỡi ôi thương thay!”
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế Trương Định)
Chú thích:
Rạng dồi: làm sáng tỏ, làm rạng rỡ Vưng hộ: bảo bọc, giúp đỡ
Phục thái: trở lại thái bình
Đoạn văn 6
“Đời bộ đội của tôi đã bước những bước đi đầu tiên trong các cánh rừng cằn cỗi vùng Bãi Nai. Ba tháng trời dãi gió dầm mưa trên thao trường đã giúp chúng tôi gột sạch mọi tàn tích của nếp sống thị thành và trụ vững bản thân mình vào đội ngũ. Chúng tôi tập đeo gạch hành quân, tập lăn lê trườn toài, tập nín thở bóp cò, tập bám trụ chiến hào, tập vọt tiến tấn công, tập đâm lê, tập quăng lựu đạn, tập nhồi bộc phá, tập tuân lệnh chỉ huy và tập bền bỉ chịu khổ.”
(Bảo Ninh, Đêm trừ tịch)
Đoạn văn 7
“Nhớ cát là nỗi nhớ của tôi
Nhắm mắt lại thấy một màu trắng xóa
Trơ trụi đen những ngôi nhà lợp cỏ
Gió cát bào tróc vỏ những hàng dương
Không tìm đâu lấy một con đường
Chỉ có cát phơi mình dưới nắng
Chỉ có cát nghiêng về phía sóng
Như tấm lòng tôi ngóng những thuyền xa”
(Xuân Quỳnh, Nhớ cát)
Đoạn văn 8
“Nước ở đâu mà tuôn mãi không thôi. Nước rung rào rào trên lá. Nước tràn trên mặt đất. Nước chảy theo những thân cây. Rừng ướt sũng, đất ướt sũng, và trời mãi cũng chẳng thấy khô hơn. Mới xế chiều mà rừng đã muốn tối om. Rừng như xị ra. Mặt trời vẫn còn đâu đó giữa đường chân trời. Nó đang thổi hồng một đám mây màu xám chì, giống như đống trấu ủ giữa sương mù đặc sệt.”
(Chu Lai, Nắng đồng bằng)
Đoạn văn 9
“Thấy nhạc: Thưa ngài, đáng lẽ ngài phải học âm nhạc, cũng như ngài đang học khiêu vũ. Đó là hai ngành nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau.
Thầy múa: Và nó mở mang trí não cho con người hiểu biết những cái đẹp.
Ông Giuốc-đanh: Thế những người sang trọng cũng có học âm nhạc chứ?
Thầy nhạc: Thưa ngài có chứ.
Ông Giuốc-đanh: Thế thì tôi sẽ học. Nhưng tôi không biết tôi có thể học vào thì giờ nào vì, ngoài thầy dạy kiếm thuật đến chỉ dẫn cho tôi, tôi lại còn mướn một thầy dạy triết lý, sáng hôm nay bắt đầu đây.”
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)
Đoạn văn 10
“Thừa chu thuận thủy vãng
Ung Ninh Hĩnh điếu thuyền lan tự giảo hình
Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậm
Giang tâm ngư phủ điếu thuyền khinh.”
(Hồ Chí Minh, Bán lộ tháp thuyền phó Ung)
Dịch thơ:
“Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình
Làng xóm ven sông đông đúc thể
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.”
(Nam Trân dịch, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Đoạn văn 11
“Tôi vừa bỏ học sau sáu học kỳ “dùi kinh nấu sử” ở trường Luật. Suốt thời gian đó, sở thích duy nhất của tôi là đọc sách. Tôi có thể đọc ngấu nghiến bất cứ cuốn sách nào vớ được và học thuộc lòng những bài thơ độc đáo của Thế kỷ vàng Tây Ban Nha. Tôi đã đọc hầu hết các bản dịch cũng như nguyễn bản các tác phẩm được coi là nổi tiếng lúc bấy giờ và những cuốn sách đó đã cho tôi hiểu được kỹ năng cũng như các tiểu xảo cần có khi viết tiểu thuyết.”
(Gabriel Garcia Marquez, Sống để kể lại)
Câu 12:
Dòng nào sau đây nêu tên những tác phẩm cùng phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực?
Dòng nào sau đây nêu tên những tác phẩm cùng phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực?
Câu 28:
The little Nikolas is so excited since she will have an outing next Friday for some photoshots.
The little Nikolas is so excited since she will have an outing next Friday for some photoshots.
Câu 29:
Tom’s work as a college admissions officer, who is part-time, brings him some social skills.
Đoạn văn 12
Biến đổi khí hậu đang được dự báo sẽ làm gia tăng hạn hán, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vậy sự kết hợp giữa hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp như thế nào đến sự tồn tại của nông dân ĐBSCL, những người chủ yếu có sinh kế phụ thuộc vào việc trồng lúa?
M. A. van Aalst và các cộng sự ở Trường Kinh doanh và Kinh tế, Đại học Vrije Amsterdam, đã đặt câu hỏi này vào cả vùng ĐBSCL và xem xét mức độ tổn thương ở các mức quy mô khác nhau, cả cấp quận, cấp xã và cấp hộ gia đình. Giải thích vì sao lại chọn ĐBSCL, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là điểm nóng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường. Trong cả thập kỷ qua, vùng này đã trải qua những thay đổi môi trường ở tốc độ nhanh và chậm, như nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán trong khi nguồn sống của 75% cư dân phụ thuộc vào nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chiếm vị thế chủ đạo của ĐBSCL là lúa, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Họ tập trung vào giai đoạn 2015-2016, khi cả đồng bằng phải gánh chịu đợt hạn hán khốc liệt nhất trong lịch sử, đồng thời còn phải trong cảnh dòng chảy từ thượng nguồn xuống thấp hơn 65 đến 70% so với trung bình hằng năm.
Sử dụng các mô hình tính toán, họ phát hiện ra mức độ dễ bị tổn thương ở cấp độ huyện và xã có những điểm khác biệt. Ở cấp huyện, mặc dù có mối liên hệ giữa nghèo đói và thất thu vụ mùa nhưng không có chỉ dấu trực tiếp giữa sự phơi nhiễm xâm nhập mặn với nghèo đói, mặc dù thông thường xâm nhập mặn sẽ góp phần làm giảm năng suất thu hoạch với tỉ lệ xấp xỉ 21%.
Ở cấp xã, mối liên hệ này thể hiện tương đối rõ nét. Các xã nghèo hơn và bị xâm nhập mặn nhiều hơn đều phải hứng chịu cảnh bị mất mát mùa vụ ở mức cao trong cùng năm. Do đó, các cộng đồng nghèo sẽ có mức độ tổn thương do tác động trực tiếp của môi trường cao hơn, điều vẫn còn chưa thể hiện rõ ở cấp huyện.
Ở cấp hộ gia đình, các hộ sống trong khu vực nghèo sẽ phải đối mặt với khả năng mất mùa cao hơn. quan hệ này chứng tỏ hiệu ứng này thậm chí còn mạnh hơn ở những nơi chịu xâm nhập mặn cao, chỉ dấu là những hộ sống ở khu vực thịnh vượng hơn đều có năng lực thích ứng tốt hơn. Các mô hình cũng cho thấy mức độ rủi ro cao hơn ở cấp hộ gia đình có liên quan đáng kể với mức độ giáo dục thấp hơn, tài sản thấp hơn và quy mô canh tác nhỏ hơn.
(Theo Anh Vũ, Tính dễ bị tổn thương và khó phục hồi của nông dân ĐBSCL trong hạn hán)
Đoạn văn 13
Càng chung sống lâu năm với nghề viết, tôi càng tin rằng văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung không nhằm và cũng không có khả năng phản ánh cuộc đời y như nguyên trạng (1). Ngay cả nhiếp ảnh là nghệ thuật gần với sự trung thực nhất cũng không thể phản ánh được mặt sau của quả táo (2). Nhưng ngay cả khi có thể mô tả cuộc đời như nó vốn là, văn chương cũng từ chối làm điều đó (3). Bởi nếu vậy, văn chương sẽ không có lí do để tồn tại: người đọc khôn ngoan sẽ đọc trực tiếp trong cuộc đời thay vì nhìn vào trang sách (4). Suy cho cùng, thế giới mà người đọc tìm thấy và muốn thấy trong những trang văn bao giờ cũng là thế giới đã được lọc qua tâm hồn của người viết; đó là thế giới đã được nhà văn tháo ra và lắp lại theo một cấu trúc và tỉ lệ hoàn toàn khác (5). Thông qua cung cách thiết kế cái thế giới văn chương đó, nhà văn gửi đi những thông điệp và tìm kiếm sự chia sẻ (6). Những thông tin đủ loại của đời thường, đã có báo chí, đài truyền hình và bà hàng xóm cung cấp (7). Người đọc thông minh bao giờ cũng chờ đợi ở những trang văn một hiện thực khác - một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia (8).
(Nguyễn Nhật Ánh, Cảm ơn người lớn)
Câu 40:
“Càng ... càng...” ở câu (1) của văn bản trên thể hiện mối quan hệ gì giữa các thành phần câu?
“Càng ... càng...” ở câu (1) của văn bản trên thể hiện mối quan hệ gì giữa các thành phần câu?
Đoạn văn 14
1. The world of rap music has been going through some big changes lately. It is not like it used to be, and that is a positive change. Taking a close look at how rap culture is evolving will enable us to understand the current transformations.
2. Rap music is not just coming from one place anymore. It is like a big party where everyone is invited. Rappers from different backgrounds are making their own unique sounds. Some tell
profound stories about where they are from, and others create songs that inspire the audience to
dance. This mix of styles is what makes rap culture so exciting today.
3. Rappers also care about important social issues, among which are fairness and justice. They use their songs to talk about things like racism, police attacks, and money problems. When big movements like Black Lives Matter started, many rappers stood up and supported the cause. They want to make the world better through their music.
4. Fashion is an important theme in rap culture, too. Rappers are like fashion leaders. These performers work with big brands and wear stylish clothes to advertise for them. What they wear can become a trend for lots of people. It is not just about looking good; it is about showing your special style.
5. Social media, like Instagram and TikTok, is a big part of rap culture today. Rappers can talk to their fans directly and show what they are doing. It is like having a chat with your favorite artist. They use these apps to share their music and connect with people who love it.
6. While there are some things that could be better about the current rap culture, it cannot be denied that rap music is delighting our world. If listeners are less critical of its inappropriate language expressions here and there, they can see that rap music is a powerful force that can inspire and bring people together.
Đoạn văn 15
1. SARS, Ebola, and SARS-CoV-2: all three of these highly infectious viruses have caused global panic since 2002, and all three of them jumped to humans from wild animals living in dense tropical forests that we are slashing and burning to create land for crops and housing. The more we clear, the more we come into contact with wildlife which hosts illnesses likely transferred to humans.
2. Stopping deforestation will not only reduce natural disasters but also control the spread of a long list of dangerous diseases that have come from rain forest habitats, including Zika, Nipah, malaria, cholera, HIV, and so on. A 2019 study found that a 10 percent increase in deforestation would raise malaria cases by 3.3 percent; that would be 7.4 million people worldwide. Meanwhile, an average of 28 million hectares of forest have been cut down annually since 2016, and there is no sign of a slowdown.
3. Societies can take numerous steps to prevent the destruction. Eating less meat, which improves our health anyway, will lessen demand for crops and pastures. Eating fewer processed foods will reduce the demand for palm oil, much of which is grown on land from tropical rain forests. Producing more food per hectare can boost supply without the need for more land.
4. In the meantime, governments should prohibit the sale of live wild animals in so-called wet markets, where disease-causing agents have repeatedly crossed over into humans. The markets may be culturally important, but the risk is too great. Governments must also ban illegal wildlife trade, which can spread infectious agents far and wide. In addition, authorities must examine factory farms that pack thousands of animals together - the source of the 2009 swine flu outbreak that killed more than 10,000 people in the U.S. and many more people worldwide.
5. Hopefully, ending deforestation and preventing pandemics can guarantee healthy lives, zero hunger, gender equality, responsible consumption and production, sustainably managed land, and climate action. The COVID-19 pandemic is a catastrophe, but it calls for our attention on the human achievements by not overexploiting the natural world.
19 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%