Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
5.9 K lượt thi 50 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Một con lắc đơn gồm, vật nhỏ dao động có khối lượng m, dao động với biên độ góc αmax. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng 3 (kg) đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động với biên độ góc α'max. Nếu cosαmax = 0,2 và cosα'max = 0,8 thì giá trị m là
A. 0,3 kg
B. 9 kg
C. 1 kg
D. 3 kg
Câu 2:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ dài A. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng bằng nó đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với biên độ dài A’. Chọn kết luận đúng
A. A' = A2
B. A' = A2
C. A' = 2A
D. A' = A2
Câu 3:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với cơ năng W. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng, nó va chạm với vật nhỏ có khối lượng bằng nó đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với cơ năng W’. Chọn kết luận đúng.
A. W' = W2
B. W' = W2
C. W' = 2W
D. W' = W2
Câu 4:
Một con lắc đơn gồm sợi dây dài 90 (cm), vật nhỏ dao động có khối lượng 200 (g), dao động với biên độ góc 600. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật nhỏ có khối lượng 100 (g) đang nằm yên ở đó. Lấy gia tốc trọng trường 10 (m/s2). Tốc độ vật dao động của con lắc ngay sau va chạm là
A. 300 (cm/s).
B. 125 (cm/s).
C. 100 (cm/s).
D. 75 (cm/s)
Câu 5:
Một con lắc đơn gồm sợi dây dài 100 (cm), vật nhỏ dao động có khối lượng 100 (g), dao động với biên độ góc 300. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật nhỏ có khối lượng 50 (g) đang nằm yên ở đó. Lấy gia tốc trọng trường 9,8 (m/s2). Li độ góc cực đại con lắc sau va chạm là
A. 180
B. 150
C. 9,90
D. 11,50
Câu 6:
Một con lắc đơn gồm vật dao động có khối lượng 400 (g), dao động điều hòa với biên độ dài 8 cm. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật nhỏ có khối lượng 100 (g) đang nằm yên ở đó. Nếu sau va chạm con lắc vẫn dao động điều hòa thì biên độ dài bây giờ là
A. 3,6 cm
B. 2,4 cm
C. 4,8 cm
D. 7,5 cm
Câu 7:
Một con lắc đơn khi dao động trên mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường 9,819 m/s2 chu kì dao động 2 (s). Đưa con lắc đơn đến nơi khác có gia tốc trọng trường 9,793 m/s2 muốn chu kì không đổi phải thay đổi chiều dài của con lắc như thế nào?
A. Giảm 0,3%.
B. Tăng 0,5%.
C. Tăng 0,5%.
D. Tăng 0,3%.
Câu 8:
Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì 2,015 (s). Nếu tăng chiều dài 0,2% và giảm gia tốc trọng trường 0,2% thì chu kì dao động bằng bao nhiêu?
A. 2,016 (s).
B. 2,019 (s).
C. 2,020 (s).
D. 2,018 (s).
Câu 9:
Ở 23°C tại mặt đất, một con lắc dao động điều hoà với chu kì T. Khi đưa con lắc lên cao 960 m thì chu kì vẫn là T. Cho biết hệ số nở dài của thanh treo con lắc là 2.10-5 (1/K0), bán kính Trái Đất là 6400 km. Nhiệt độ ở độ cao này là bao nhiêu?
A. 6°C
B. 0°C
C. 8°C
D. 4°C
Câu 10:
Một con lắc đơn, quả cầu làm bằng chất có khối lượng riêng D, dao động điều hòa trong chân không. Nếu đưa ra không khí (không khí có khối lượng riêng d = D/500) thì chu kì dao động điều hòa tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm? Bỏ qua mọi ma sát
A. giảm 0,1%.
B. tăng 0,1%.
C. tăng 0,5%.
D. giảm 0,5%.
Câu 11:
Một con lắc đơn với vật nặng có khối lượng riêng là D, dao động điều hòa trong nước với chu kì T. Biết khối lượng riêng của nước là Dn = D/2. Khi đưa ra ngoài không khí, chu kì dao động là
A. T
B. 0,5T
C. T2
D. 0,5T2
Câu 12:
Cho một con lắc đơn treo ở đầu một sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng làm bằng chất có khối lượng riêng D = 8 (g/cm3). Khi dao động nhỏ trong bình chân không đặt trên mặt đất thì chu kì dao động là T. Cho con lắc đơn dao động trong bình chứa một chất khí có khối lượng riêng 0,002 (g/cm3), đồng thời đưa bình lên độ cao h so với mặt đất. Ở trên đó nhiệt độ thấp hơn so với mặt đất là 200C thì thấy chu kì dao động vẫn là T. Biết hệ số nở dài của dây treo là 2,32.10-5 (K-1). Coi Trái Đất hình cầu, bán kính 6400 (km). Xác định h
A. 9,6 km
B. 0,96 km
C. 0,48 km
D. 0,68 km
Câu 13:
Một con lắc đơn tạo bởi một quả cầu kim loại khối lượng 10 (g) buộc vào một sợi dây mảnh cách điện, sợi dây có hệ số nở dài 2.10-5 (K-1), dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 (m/s2), trong điện trường đều hướng thẳng đứng từ trên xuống có độ lớn 9800 (V/m). Nếu tăng nhiệt độ 100C và truyền điện tích q cho quả cầu thì chu kỳ dao động của con lắc không đổi. Điện lượng của quả cầu là
A. 20 (nC).
B. 2 (nC).
C. -20 (nC).
D. -2 (nC).
Câu 14:
Hai đồng hồ quả lắc, đồng hồ chạy đúng có chu kì T = 2 s và đồng hồ chạy sai có chu kì T’ = 2,002 s. Nếu đồng hồ chạy sai chỉ 24 h thì đồng hồ chạy đúng chỉ:
A. 24 giờ 1 phút 26,4 giây
B. 24 giờ 2 phút 26,4 giây
C. 23 giờ 47 phút 19,4 giây
D. 23 giờ 44 phút 5 giây
Câu 15:
Hai đồng hồ quả lắc, đồng hồ chạy đúng có chu kì T = 2 s và đồng hồ chạy sai có chu kì T’ = 2,002 s. Nếu đồng hồ chạy đúng chỉ 24 h thì đồng hồ chạy sai chỉ:
A. 23 giờ 48 phút 26,4 giây
B. 23 giờ 49 phút 26,4 giây
D. 23 giờ 58 phút 33,7 giây
Câu 16:
Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ Trái Đất lên Mặt Trăng mà không điều chỉnh lại. Cho biết gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng bằng 1/6 gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Theo đồng hồ này (trên Mặt Trăng) thì thời gian Trái Đất tự quay một vòng là
A. 246h
B. 4 h
C. 144 h
D. 46h
Câu 17:
Một đồng hồ quả lắc được điều khiển bởi con lắc đơn chạy đúng giờ khi chiều dài thanh treo 43,29 m. Nếu chiều dài thanh treo là 43,11 thì sau 1200 phút (theo đồng hồ chuẩn) nó chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?
A. Chậm 2,5026 phút
B. Nhanh 2,5026 phút
C. Chậm 2,4974 phút
D. Nhanh 2,4974 phút
Câu 18:
Một đồng hồ quả lắc được điều khiển bởi con lắc đơn chạy đúng giờ khi chiều dài thanh treo 43,29 m. Nếu chiều dài thanh treo là 43,11; số chỉ của nó tăng 1200 phút thì so với đồng hồ chuẩn nó chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?
Câu 19:
Một đồng hồ quả lắc chạy đúng khi ở độ cao 9,6 km so với Mặt Đất. Nếu đưa xuống giếng sâu 640 m thì trong khoảng thời gian Mặt Trăng quay 1 vòng (655,68h), nó chạy nhanh hay chậm bao nhiêu? Xem chiều dài không đổi. Biết bán kính Trái Đất là R = 6400 km
A. Chậm 61 phút
B. Nhanh 61 phút
C. Chậm 57 phút
D. Nhanh 57 phút
Câu 20:
Một đồng hồ quả lắc coi như một con lắc đơn với dây treo và vật nặng có khối lượng riêng là 8,5.103 g/cm3. Giả sử đồng hồ chạy đúng trong chân không với chu kì 2 s thì trong khí quyển đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu sau khi số chỉ của nó tăng thêm 24h? Biết khối lượng riêng của không khí trong khí quyển là 1,25 g/cm3
A. Nhanh 3,2 s
B. Chậm 3,2 s
C. Chậm 6,35 s
D. Nhanh 6,35 s
Câu 21:
Một đồng hồ quả lắc được điều khiển bởi con lắc đơn chạy đúng giờ. Nếu chiều dài giảm 0,02% và gia tốc trọng trường tăng 0,01% thì khi số chỉ của nó tăng thêm 1 tuần, so với đồng hồ chuẩn nó chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?
A. Chạy chậm 80,7 s
B. Chạy nhanh 80,7 s
C. Chạy chậm 90,72 s
D. Chạy nhanh 90,72 s
Câu 22:
Một con lắc đơn có chiều dài 1 (m), tại một nơi có gia tốc trọng trường là 9,819 m/s2. Dùng con lắc nói trên để điều khiển đồng hồ quả lắc, ở 00 đồng hồ chạy đúng giờ. Hệ số nở dài của dây treo 0,0000232 (K‑1). Đưa về nơi có gia tốc rơi tự do là 9,793 m/s2 và nhiệt độ 300C. Để đồng hồ chạy đúng thì phải tăng hay giảm chiều dài bao nhiêu?
A. Giảm 3,344 mm
B. Tăng 3,344 mm
C. Giảm 3,345 mm
D. Tăng 3,345 mm
Câu 23:
Một đồng hồ quả lắc được xem như con lắc đơn mỗi ngày chạy nhanh 86,4 (s). Phải điều chỉnh chiều dài của dây treo như thế nào để đồng hồ chạy đúng?
A. Tăng 0,2%.
B. Giảm 0,2%.
C. Tăng 0,4
D. Giảm 0,4%.
Câu 24:
Một con lắc đơn có vật nhỏ bằng sắt nặng m = 10 g đang dao động điều hòa. Đặt trên con lắc một nam châm thì vị trí cân bằng không thay đổi. Biết lực hút của nam châm tác dụng lên vật dao động của con lắc là 0,02 N. Lấy g = 10m/s2. Chu kì dao động bé tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với lúc đầu?
A. Tăng 11,8%.
B. Giảm 11,8%.
C. Tăng 8,7%.
D. Giảm 8,7%.
Câu 25:
Một con lắc đơn có vật nhỏ bằng sắt nặng m = 10 g đang dao động điều hòa. Đặt dưới con lắc một nam châm thì vị trí cân bằng không thay đổi nhưng chu kì dao động bé của nó thay đổi 0,1% so với khi không có nam châm. Lấy g = 10m/s2. Lực hút của nam châm tác dụng lên vật dao động của con lắc là
A. 2.10-3 N
B. 2.10-4 N
C. 0,2 N
D. 0,02 N
Câu 26:
Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi nhất định với chu kì T. Nếu tại đó có thêm trường ngoại lực không đổi có hướng thẳng đứng từ trên xuống thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là 1,15 s. Nếu đổi chiều ngoại lực thì chu kì dao động 1,99 s. Tính T
A. 0,58 s
B. 1,41 s
C. 1,15 s
D. 1,99 s
Câu 27:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = 5.10-6C được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 104 V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới . Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hoà của con lắc là
B. 1,40 s
Câu 28:
Có ba con lắc đơn cùng chiều dài cùng khối lượng cùng được treo trong điện trường đều có hướng thẳng đứng. Con lắc thứ nhất và thứ hai tích điện q1 và q2, con lắc thứ ba không tích điện (sao cho |qE| < mg). Chu kì dao động nhỏ của chúng lần lượt là T1, T2, T3 sao cho T1 = T33, T2 = 5T33. Tỉ số q1q2 là
A. -12,5
B. -8
C. 12,5
D. 8
Câu 29:
Một con lắc đơn, khối lượng vật nặng tích điện Q, treo trong một điện trường đều có phương thẳng đứng. Tỉ số chu kì dao động nhỏ khi điện trường hướng lên và hướng xuống là 7/6. Điện tích Q là điện tích
A. Dương
B. Âm
C. Dương hoặc âm
D.Có dấu không thể xác định được
Câu 30:
Một con lắc đơn, khối lượng vật nặng m = 100 g, treo trong một điện trường đều hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn E = 9800 V/m. Khi chưa tích điện cho quả nặng, chu kì dao động nhỏ của con lắc là 2 s, tại nơi có gia tốctrọng trường g = 9,8 m/s2. Truyền cho quả nặng điện tích q > 0 thì chu kì dao động nhỏ của nó thay đổi 0,002 s. Giá trị q bằng
A. 0,2 μC
B. 3 μC
C. 0,3 μC
D. 2 μC
Câu 31:
Một con lắc đơn quả cầu có khối lượng m, đang dao động điều hòa trên Trái Đất trong vùng không gian có thêm lực F có hướng thẳng đứng từ trên xuống. Nếu khối lượng m tăng thì chu kì dao động nhỏ
A. Không thay đổi
B. Tăng
C. Giảm
D. Có thể tăng hoặc giảm
Câu 32:
Một con lắc đơn có chu kỳ dao động nhỏ 2 (s) khi dao động trong chân không. Quả lắc làm bằng hợp kim khối lượng riêng 8670 g/dm3. Tính chu kì dao động nhỏ của con lắc khi dao động trong không khí; khi quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Acsimet, khối lượng riêng của không khí là 1,3 g/dm3. Bỏ qua mọi ma sát
A. 2,00024 s
B. 2,00015 s
C. 2,00012 s
D. 2,00013 s
Câu 33:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = 5μC được coi là điện tích điểm. Ban đầu con lắc dao động dưới tác dụng chỉ của trọng trường. Khi con lắc có li độ bằng 0, tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn 104 (V/m) và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 (m/s2) . Biên độ góc của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?
A. giảm 33,3%.
B. tăng 33,3%.
C. tăng 50%.
D. giảm 50%.
Câu 34:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = 5 µC được coi là điện tích điểm . Ban đầu con lắc dao động dưới tác dụng chỉ của trọng trường. Khi con lắc có vận tốc bằng 0, tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn 104 (V/m) và hướng thẳng đứng xuống dưới . Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?
A. giảm 20%.
B. tăng 20%.
Câu 35:
Một con lắc đơn vật nhỏ có khối lượng m mang điện tích q > 0 được coi là điện tích điểm. Ban đầu con lắc dao động dưới tác dụng chỉ của trọng trường có biên độ góc αmax. Khi con lắc có li độ góc 0,5αmax, tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E và hướng thẳng đứng xuống dưới . Biết qE = mg. Cơ năng của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?
A. giảm 25%.
B. tăng 25%.
Câu 36:
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5 m, quả cầu có khối lượng 100 (g), tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn 1 N có hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 (m/s2). Kéo con lắc sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 540 rồi thả nhẹ. Tính tốc độ cực đại của vật
A. 0,417 m/s.
B. 0,496 m/s.
C. 2,871 m/s.
D. 0,248 m/s.
Câu 37:
Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T’ bằng
A. 2T
B. T2
D. T2
Câu 38:
Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A. 2,96 s
B. 2,84 s
C. 2,61 s
D. 2,78 s
Câu 39:
Một con lắc đơn treo vào trần một thang máy, khi thang máy có gia tốc không đổi a thì chu kì con lắc tăng 8,46% so với chu kì của nó khi thang máy đứng yên, g = 10 m/s2. Xác định chiều và độ lớn gia tốc a
A. hướng lên trên và độ lớn là 1,5 m/s2
B. hướng lên trên và có độ lớn là 2 m/s2
C. hướng xuống dưới và có độ lớn là 2 m/s2
D. hướng xuống dưới và có độ lớn là 1,5 m/s2
Câu 40:
Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s2 với năng lượng dao động 150 mJ. Thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên trên với gia tốc 2,5 m/s2. Biết thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có vận tốc bằng 0. Con lắc sẽ tiếp tục dao động trong thang máy với năng lượng
A. 144 mJ
B. 188 mJ
C. 112 mJ
D. 150 mJ
Câu 41:
Một con lắc đơn dao động điều hòa trong một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s2 với năng lượng dao động 150 mJ. Thang máy bắt đầu chuyển động chậm dần đều lên trên với gia tốc 2,5 m/s2. Biết thời điểm thang máy bắt đầu chuyển động là lúc con lắc có li độ bằng nửa li độ cực đại. Con lắc sẽ tiếp tục dao động trong thang máy với năng lượng
A. 140,4 mJ
D. 159,6 mJ
Câu 42:
Con lắc đơn treo ở trần một thang máy, đang dao động điều hoà. Khi con lắc về đúng tới vị trí cân bằng thì thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên trên thì
A. Biên độ dao động giảm
B. Biên độ dao động không thay đổi
C. Lực căng dây giảm
D. Biên độ dao động tăng
Câu 43:
Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện buộc vào một sợi dây mảnh cách điện dài 1,4 (m). Con lắc được treo trong điện trường đều của một tụ điện phẳng có các bản đặt thẳng đứng, tại nơi có g = 9,8 (m/s2). Khi vật ở vị trí cân bằng sợi dây lệch 300 so với phương thẳng đứng. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Xác định chu kì dao động bé của con lắc đơn.
A. 2,24 s
B. 2,35 s
C. 2,21 s
D. 4,32 s
Câu 44:
Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện dương khối lượng 3 (g) buộc vào một sợi dây mảnh cách điện. Con lắc được treo trong điện trường đều của một tụ điện phẳng có các bản đặt thẳng đứng với cường độ điện trường 10000 (V/m), tại nơi có g = 9,8 (m/s2). Khi vật ở vị trí cân bằng sợi dây lệch 300 so với phương thẳng đứng. Xác định điện tích của quả cầu
A. 0,98 μC
B. 0,97μC
C. 0,89μC
D. 0,72 μC
Câu 45:
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2 s. Quả cầu của con lắc có khối lượng 100 g tích điện tích dương 3.10-5 C. Người ta treo con lắc trong điện trường đều có cường độ 105 V/m và có phương nằm ngang. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường là
A. 0,98 s
B. 1,00 s
C. 1,41 s
D. 2,12 s
Câu 46:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, quả nặng có khối lượng m và mang điện tích dương q dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi không có điện trường con lắc dao động điều hoà với chu kì T0. Nếu cho con lắc dao động điều hoà trong điện trường giữa hai bản tụ điện phẳng có véc tơ cường độ điện trường E (qE << mg) nằm ngang thì chu kì dao động của con lắc là
A. T = T01 + qEmg
B. T = T01 + 0,5qEmg
C. T = T01 - 0,5qEmg
D. T = T01 - qEmg
Câu 47:
Một con lắc đơn dài 25 cm, hòn bi có nặng 10 g và mang điện tích q = 10-4 C. Treo con lắc vào giữa hai bản kim loại thẳng đứng, song song, cách nhau 22 cm. Đặt vào hai bản hiệu điện thế một chiều 88 V. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động nhỏ của nó là
A. T = 0,983 s
B. T = 0,389 s
C. T = 0,659 s
D. T = 0,957 s
Câu 48:
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5 m, quả cầu có khối lượng 100 (g), tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn 1 N có hướng ngang từ trái sang phải. Lấy g = 10 (m/s2). Kéo con lắc sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 540 rồi thả nhẹ. Tính tốc độ cực đại của vật
A. 0,42 m/s
B. 0,35 m/s
C. 2,03 m/s
D. 2,41 m/s
Câu 49:
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5 m, quả cầu có khối lượng 100 (g), tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn 1 N có hướng ngang từ trái sang phải. Lấy g = 10 (m/s2). Kéo con lắc sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 540 rồi thả nhẹ. Tính tốc độ của vật khi sợi dây sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 400
Câu 50:
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2.10-5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường một góc 540 rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A. 0,59 m/s
B. 3,41 m/s
C. 2,87 m/s
D. 0,50 m/s
1171 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com