Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
12243 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,8
79,2
2000
24,2
75,8
2005
26,9
73,1
2010
30,5
69,5
2014
33,1
66,9
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng từ bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ dân số thành thị nước ta không tăng.
B. Số dân nông thôn của nước ta giảm.
C. Tỉ lệ dân số nông thôn của nước ta tăng nhanh.
D. Sự chênh lệch tỉ lệ dân số giữa nông thôn và thành thị đang ngắn lại.
Câu 2:
Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là
A. Các đồng bằng châu thổ.
B. Các đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
D. Các thung lũng giữa núi.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô là
A. Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Nha Trang.
C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nằng, Thanh Hoá.
D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hoá.
Câu 4:
Cấu trúc địa hình ở vùng núi đông bắc có đặc điểm cơ bản nào dưới đây?
A. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan.
B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam, có đủ 3 đai cao.
D. Các dãy núi có hướng vòng cung.
Câu 5:
Đâu là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975?
A. Hài Phòng, Hà Nội.
B. Hải Dương, Thái Bình.
C. Hải Phòng, Vinh.
D. Thái Nguyên, Việt Trì.
Câu 6:
Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng đều có
A. Mật độ dân số cao.
B. Trình độ thâm canh cao.
C. Mùa đông lạnh.
D. Thế mạnh về các cây chè, sờ, hồi.
Câu 7:
Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chù yếu là
A. Thương mại, du lịch.
B. hành chính, quân sự.
C. Du lịch, công nghiệp.
D. Công nghiệp, thương mại.
Câu 8:
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân số của Đồng bằng sông Hồng?
A. Là vùng đông dân nhất nước ta.
B. Phần lớn dân số sống ở thành thị.
C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất.
D. Có nguồn lao động dồi dào.
Câu 9:
Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bao nhiêu phần trăm
A.7,1%.
B. 9,1%.
C. 5,1%.
D. 3,1%.
Câu 10:
Cấu trúc địa hình với “4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo" thuộc vùng núi nào?
A. Đông bắc.
B. Tây bắc.
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là?
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 7
Câu 12:
Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Khai thác triệt để tầng cá nổi.
B. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thể liên hoàn.
C. Trồng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi tôm.
D. Đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa.
Câu 13:
Tỉnh nào của Tây Nguyên nằm ở biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia?
A. KonTum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Nông.
D. Lâm Đồng.
Câu 14:
Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do
A. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
B. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất trên cả nước.
C. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
D. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.
Câu 15:
Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.
C. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
D. Các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.
Câu 16:
Ý nào dưới đây đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của nước ta?
A. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.
B. Nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
C. Phương tiện tàu thuyền ngư cụ hiện đại, năng suất lao động cao.
D. Các dịch vụ thuỷ sản phát triển mạnh ở nông thôn.
Câu 17:
Do tác động của gió mùa đông bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. Lạnh, khô.
B. Lạnh, ẩm.
C. Ấm áp, ẩm ướt.
D. Ấm áp, khô ráo.
Câu 18:
Gió mùa đông bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ
A. Vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh.
B. Chỉ làm ảnh hưởng tới các khu vực núi cao.
C. Chỉ làm ảnh hường tới khu vực ven biển.
D. Đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng.
Câu 19:
Một trong những địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta là
A. Phố cổ Hội An.
B. Vịnh Hạ Long
C. Hồ Ba Bể
D. Động Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 20:
Nước ta rất cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì
A. Khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
B. Môi trường vùng biển dễ bị chia cắt.
C. Môi trường đảo do diện tích nhỏ và biệt lập nên nhạy cảm dưới tác động của con người.
D. Tiện cho việc đầu tư vốn kĩ thuật.
Câu 21:
Ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
A. Vùng trong đê.
B. Vùng ngoài đê.
C. Các ô trũng ngập nước.
D. Rìa phía tây và tây bắc.
Câu 22:
Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía nam là?
A. Có cơ sở hạ tầng tốt.
B. Có cửa ngõ thông ra biển.
C. Có nhiều ngành công nghiệp truyền thống.
D. Có lực lượng lao động có trình độ cao.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, khu vực phân bố chủ yếu của loài bò tót thuộc phân khu động vật nào?
A. Khu đông bắc.
B. Khu Nam Trung Bộ.
C. Khu Bắc Trung Bộ.
D. Khu Trung Trung Bộ.
Câu 24:
Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm là do
A. Dân số có xu hướng già hoá.
B. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
C. Quy mô dân số giảm.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
Câu 25:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Cát bay, cát lấn.
B. Rét đậm, rét hại.
C. Lũ quét.
D. Bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 26:
Vấn đề nổi bật trong phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là gì?
A. Bảo vệ rừng ngập mặn.
B. Tăng cường lực lượng lao động.
C. Giải quyết môi trường trong khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ.
D. Phát triển hệ thống thủy lợi do có mùa khô sâu sắc.
Câu 27:
Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với các nhà máy thuỷ điện là
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu.
C. Giá thành sản xuất rẻ.
D. Chủ động vận hành quanh năm.
Câu 28:
Mô hình sản xuất hàng hoá trong ngành chăn nuôi ở nước ta là
A. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
B. Kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cung, tự cấp.
C. Kinh tế hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
D. Hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
Câu 29:
Tuyến đường sắt nào dài nhất nước ta?
A. Hà Nội - Hải Phòng.
B. Hà Nội - Kép - Uông Bí.
C. Hà Nội - Thái Nguyên.
D. Hà Nội - Lào Cai.
Câu 30:
Cho biểu đồ sau:
Tên biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số thành thị, nông thôn từ năm 1995 - 2015.
B. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn từ năm 1995 - 2015.
C. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch dân số thành thị, nông thôn từ năm 1995 - 2015.
D. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số thành thị, nông thôn từ năm 1995 - 2015.
Câu 31:
Hiện nay, nước được phân chia thành mấy vùng công nghiệp?
A. 7.
B. 3.
D. 8.
Câu 32:
Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
B. Đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp.
C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau.
D. Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
Câu 33:
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là
A. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm.
B. Tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao.
C. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
D. Nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó.
Câu 34:
Ở Bắc Trung Bộ, chè được trồng chủ yếu tại
A. Quảng Trị.
B. Quảng Bình.
C. Thanh Hóa.
D. Tây Nghệ An.
Câu 35:
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Suy giảm về số lượng loài.
B. Suy giảm thể trạng của các cá thể trong loài.
C. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm.
D. Suy giảm về hệ sinh thái.
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất ở phía nam phân bố ở tỉnh nào?
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Đồng Nai.
D. Cà Mau.
Câu 37:
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta?
A. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. Mỗi vùng có nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn.
Câu 38:
So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng
A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất.
B. Có nhiều thiên tai nhất.
C. Có GDP thấp nhất.
D. Có số dân ít nhất.
Câu 39:
Đặc điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23°23°B tại Lũng Cú, huyện Đồng Văn thuộc tỉnh nào?
A. Lạng Sơn.
B. Cao Bằng.
C. Hà Giang.
D. Lào Cai.
Câu 40:
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. Phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị.
B Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.
C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố.
D. Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn.
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com