Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
18 K lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Cho dãy gồm các polime: (1) polistiren, (2) poli(phenol-fomanđehit), (3) poli(metyl metacrylat), (4) polietilen. Số polime có chứa vòng benzen là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 2:
Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là
A. Amilozơ.
B. Glicogen.
C. Cao su lưu hóa.
D. Xenlulozơ.
Câu 3:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?
A. Amilopectin.
B. Nhựa novolac.
C. Nhựa rezit (bakelit).
D. Thủy tinh hữu cơ plexiglas.
Câu 4:
Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. Nhựa bakelit.
B. Amilopectin của tinh bột.
C. Poli(vinyl clorua).
D. Cao su lưu hóa.
Câu 5:
Cho các polime : PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
C. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin.
D. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.
Câu 6:
Cho các polime sau: (1) polietilen (PE); (2) poli (vinyl clorua) (PVC); (3) cao su lưu hóa; (4) polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilopectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 7.
B. 5.
D. 6.
Câu 7:
Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8:
Cho các polime: poli (vinyl clorua), cao su buna, cao su lưu hóa, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nilon-6; có bao nhiêu polime mạch không phân nhánh?
A. 6.
B. 3.
D. 5.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thể kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.
C. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
Câu 10:
A. Tơ visco là tơ hóa học.
B. Tripanmitin là chất lỏng ở điều kiện thường.
C. Amilopectin có cấu tạo mạch phân nhánh.
D. Dung dịch anbumin có phản ứng màu biure.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste.
B. Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
C. Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi.
D. Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo
Câu 12:
Cho hợp chất cao phân tử có cấu tạo như sau:
Theo bạn, hợp chất trên được dùng để chế tạo vật liệu polime nào?
A. Tơ lapsan.
B. Keo dán ure-fomađehit.
C. Nhựa novolac.
D. Cao su buna – S.
Câu 13:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
D. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
Câu 15:
Cho sơ đồ sau:Công thức cấu tạo của M là
A. CH2=CCH3COOCH2CH3
B. CH2=CHCOOCH=CH2
C. C6H5COOCH2CH3
D. CH2=CHCOOCH2CH2CH3
Câu 16:
Xét các phản ứng sau đây, phản ứng nào thuộc loại phản ứng trùng ngưng ?
1 nH2NCH26COOH→xt,to,p-HNCH2CO-n+nH2O2nNH2CH26NH2+nHOOCCH24COOH→xt,to,p-NHCH26NHCOCH24CO-n+2nH2O-CH2-CHCl|-CH2-CHCl|-n2+n2C2→xt,to,p-CH2-CHCl|-CHCl|-CHCl|-n2+n2HCl
A. chỉ phản ứng (1).
B. chỉ phản ứng (3).
C. hai phản ứng (1) và (2).
D. hai phản ứng (2) và (3).
Câu 17:
Polime X được sinh ra bằng cách trùng hợp CH2=CH2. Tên gọi của X là:
A. tơ olon.
B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen.
D. tơ nilon-6.
Câu 18:
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren
B. toluen
C. caprolactam
D. etilen
Câu 19:
Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH3COOCH=CH2
B. CH2=CCH3COOCH3
C. CH2=CHCOOCH3
D. C6H5CH=CH2
Câu 20:
Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. Buta-1,3-đien.
B. Penta-1,3-đien
C. But-2-en.
D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 21:
Monome trùng hợp tạo PVC là
A. CH2=CHCl.
B. CH3-CH2Cl.
C. CH2=CH2.
D. ClCH=CHCl.
Câu 22:
Cho dãy gồm các tơ: (1) tơ nitron, (2) tơ tằm, (3) tơ nilon-6,6, (4) tơ nilon-6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. 4.
C. 1.
Câu 23:
Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1); (2); (6).
B. (2); (3); (5); (7).
C. (5); (6); (7).
D. (2); (3); (6).
Câu 24:
Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?
A. Tơ nitron.
B. Tơ capron.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ lapsan.
Câu 25:
Loại tơ nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ olon.
C. Tơ tằm.
D. Tơ visco.
Câu 26:
Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Poliacrilonitrin.
C. Nilon-6,6.
D. Nilon-6.
Câu 27:
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Bông.
B. Tơ nilon-6,6.
Câu 28:
Tơ nilon-6,6 là
A. hexacloxiclohexan.
B. polieste của axit ađipic và etylen glicol.
C. poliamit của axit ε-aminocaproic.
D. poliamit của axit ađipic và hexametylen điamin.
Câu 29:
Khi trùng hợp nguyên liệu nào sau đây thu được polime không dùng để chế tạo chất dẻo?
A. phenol và fomanđehit.
B. vinyl clorua.
C. vinyl xianua.
D. metyl metacrylat.
Câu 30:
Câu nào sau đây là đúng?
A. Chất dẻo là những polime có tính đàn hồi.
B. Những vật liệu có tính dẻo đều là chất dẻo.
C. Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
D. Chất dẻo là những polime có khối lượng phân tử rất lớn.
Câu 31:
Đun nóng polime --CH2-CHOOCCH3--n với dung dịch HCl loãng. Sản phẩm thu được là:
A. CH2=CH2 và CH3COOH.
B. -CH2-CHCOOH-n và CH3OH.
C. -CH2CHOH-n và CH3COOH.
D. CH3-CH2-OH và CH3COOH.
Câu 32:
Nhựa novolac được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 33:
Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
A. Poli(hexametylen ađipamit).
B. Poliisopren.
C. Polibutađien.
D. Polietilen.
Câu 34:
Hai chất nào sau đây gồm các polime tổng hợp?
A. tinh bột, xenlulozơ.
B. polietilen, polibutađien.
C. sợi bông, xenlulozơ tri axetat.
D. tơ tằm, poli(hexametylen ađipamit).
Câu 35:
Cho dãy gồm các polime sau: (1) poli(vinyl clorua), (2) poliacrilonitrin, (3) polietilen, (4) poli(vinyl axetat). Số polime trong thành phần chỉ chứa nguyên tố cacbon và hiđro là
B. 4.
Câu 36:
Phân tử khối của một đoạn mạch amilopectin là 194400. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch amilopectin nêu trên là
A. 1080.
B. 1200.
C. 2160.
D. 1296.
Câu 37:
Polime dùng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh hữu cơ plexiglas có cấu trúc như sau:
—CH2—C—CH3|COOCH3|n
Một đoạn mạch polime trên có phân tử khối là 40000u chứa bao nhiêu mắt xích?
A. 400.
B. 100.
C. 200.
D. 500.
Câu 38:
Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 3.
B. 6.
Câu 39:
Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4→C2H2→C2H3Cl→PVC. Để tổng hợp 500 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%).
A. 448,0.
B. 716,8.
C. 573,4.
D. 896,0.
Câu 40:
Tiến hành trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 70%. Khối lượng polietilen thu được là
A. 2,8 tấn.
B. 1,0 tấn.
C. 0,5 tấn.
D. 0,7 tấn.
3594 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com