Đăng nhập
Đăng ký
4425 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
Câu 1:
Máy phát điện xoay chiều một pha mà phần ứng có p cặp cực, rô to quay với tốc độ n vòng/s. Tần số của dòng điện do máy phát ra là
A. f = np
B.f = np60
C. f = np
D. f = pn
Câu 2:
Cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là
A. tăng điện áp tức thời.
B. giảm điện áp tức thời tại trạm phát.
C. tăng điện áp hiệu dụng tại trạm phát.
D. giảm điện áp hiệu dụng tại trạm phát.
Câu 3:
Người ta xây dựng đường dây tải điện 500kV để truyền tải điện năng nhằm mục đích
A. tăng công suất nhà máy điện.
B. tăng dòng điện trên dây tải.
C. tăng hệ số công suất nơi tiêu thụ.
D. giảm hao phí khi truyền tải.
Câu 4:
Dòng điện tức thời luôn trễ pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch đó :
A. gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với tụ điện.
B. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm.
C. chỉ có tụ điện.
D. gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện.
Câu 5:
Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn
A. cùng pha nhau.
B. lệch pha nhau 90o
C. ngược pha nhau.
D. lệch pha nhau60o
Câu 6:
Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây sai?
A. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều
B. máy biến áp có thể làm giảm điện áp xoay chiều.
C. máy biến áp có thể làm tăng điện áp xoay chiều.
D. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi tần số xoay chiều
Câu 7:
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động thì tốc độ quay của từ trường quay trong stato
A. lớn hơn tốc độ quay của roto.
B. giảm khi ma sát lớn.
C. nhỏ hơn tốc độ quay của roto.
D. tăng khi lực ma sát nhỏ.
Câu 8:
Hiện nay, để giảm hao phí điện năng trên đường dây trong quá trình truyền tải điện, người ta thường sử dụng biện pháp.
A. tăng điện áp nơi phát trước khi truyền tải.
B. xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ.
C. dùng dây dẫn làm bằng vật liệu siêu dẫn.
D. tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.
Câu 9:
Cho mạch RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u=Uocosωt Đại lượng nào sau đây biến đổi không thể làm cho mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện?
A. Điện dung C của tụ.
B. Độ tự cảm L của cuộn dây.
C. Điện trở thuần R.
D. Tần số của điện áp xoay chiều.
Câu 10:
Trong mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, dòng điện trong mạch đang trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì phải
A. tăng điện dung tụ điện
B. tăng tần số của dòng điện
C. giảm giá trị của điện trở
D. giảm độ tự cảm của cuộn cảm
Câu 11:
Đặt điện áp xoay chiều u=Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ điện không đổi thì dung kháng của tụ
A. Lớn khi tần số của dòng điện lớn.
B. Nhỏ khi tần số của dòng điện lớn.
C. Nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ.
D. Không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
Câu 12:
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào say đây là phù hợp với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?
A. Cho khung dây quay đều trong 1 từ trường đều quanh 1 trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.
B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong 1 từ trường đều.
C. Cho khung dây quay đều trong 1 từ trường đều quanh 1 trục cố định nằm vuông góc với mặt phẳng khung dây.
D. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hòa.
Câu 13:
Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì
A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 14:
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Nếu dung kháng của tụ điện bằng R thì cường độ dòng điện trong mạch
A. nhanh pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. chậm pha so với điện áp ở hai đầu tụ điện.
C. nhanh pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
D. chậm pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
Câu 15:
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng
A. Quang điện trong
B. Quang điện ngoài
C. Cộng hưởng điện
D. Cảm ứng điện từ
Câu 16:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A.
B.
C.
D.
Câu 17:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng và tụ điện có dung kháng Tổng trờ của đoạn mạch là:
Câu 18:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đọa mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
A. lệch pha 900 so với cường độ dòng điện trong mạch.
B. trễ pha 600 so với dòng điện trong mạch.
C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.
D. sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 19:
Trong mạch điện xoay chiều RLC, các phần tử R, L, C nhận được năng lượng cung cấp từ nguồn điện xoay chiều. Năng lượng từ phần tử nào không được hoàn trả trở về nguồn điện?
A. Điện trở thuần.
B. Tụ điện và cuộn cảm thuần.
C. Tụ điện.
D. Cuộn cảm thuần.
Câu 20:
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto
A. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
B. lớn hơn tốc độ biến thiên của dòng điện.
C. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
D. luôn bằng tốc độ quay của từ trường
Câu 21:
Đặt điện áp xoay chiều vào đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Công suất đoạn mạch nào sau đây bằng không?
A. Hai đầu đoạn RL.
B. Hai đầu đoạn RLC.
C. Hai đầu đoạn LC.
D. Hai đầu R.
Câu 22:
Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện luôn
A. sớm pha π/2.
B. trễ pha π/2.
C. sớm pha π/4.
D. trễ pha π/4.
Câu 23:
Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosϕ = 0), khi:
A. đoạn mạch có điện trở bằng không.
B. đoạn mạch không có cuộn cảm.
C. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
D. đoạn mạch không có tụ điện.
Câu 24:
Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu
A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
B. cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
C. cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
D. tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
Câu 25:
Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều
C. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
885 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com