Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
56087 lượt thi 41 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Trường Sơn, Đông Bắc, Tây Bắc, Hoàng Liên Sơn.
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
Câu 2:
Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3:
Quá trình xâm thực ở nước ta xảy ra mạnh ở
A. Vùng đồi trung du.
B. Địa hình bán bình nguyên,
C. Miền đồi núi.
D. Bề mặt các cao nguyên.
Câu 4:
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta rất phức tạp, chủ yếu do
A. Tác động của gió Mậu dịch với độ cao địa hình.
B. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
C. Tác động của vĩ độ địa lí và hướng phơi sườn núi.
D. Tác động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 5:
Bão ở Việt Nam có đặc điểm là
A. Trung bình mỗi năm có 8 - 10 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
B. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão.
C. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng VI, VII, VIII.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 2?
A. Thái Nguyên.
B. Quy Nhơn.
C. Ninh Bình.
D. Cần Thơ
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của nước ta tập trung ở vùng
A. Duyên hải Nam Trung bô.
B. Bắc Trug Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh dưới 10% (năm 2007) phân bố chủ yếu ở hai vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Hạ Long (năm 2007) gồm
A. Thuỷ hải sản, đường sữa, bánh kẹo, lương thực.
B. Lương thực, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ hải sản.
C. Sản phẩm chăn nuôi, lương thực, đường sữa, bánh kẹo.
D. Lương thực, sản phẩm chăn nuôi, rượu, bia, nước giải khát.
Câu 10:
Theo quy định tính giờ, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì
A. Lùi lại 1 giờ.
B. Tăng thêm 1 giờ.
C. Tăng thêm 1 ngày lịch.
D. Lùi lại 1 ngày lịch.
Câu 11:
Địa hình khoét mòn ở các hoang mạc được tạo thành do
A. Nước chảy trên mặt.
B. Sóng biển,
C. Băng hà.
D. Gió.
Câu 12:
Nguồn tiếp nước chủ yếu cho sông ngòi ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới là
A. Nước ngầm.
B. Nước mưa.
C. Băng tuyết tan.
D. Nước từ các hồ chứa.
Câu 13:
Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính là
A. Rừng cận nhiệt ẩm.
B. Thảo nguyên.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Câu 14:
Mật độ dân số là
A. Số dân trên tổng diện tích lãnh thổ quốc gia.
B. Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
C. Số dân sinh sống trên đơn vị diện tích đất đang cư trú.
D. Số dân đang làm việc trên một diện tích lãnh thổ nhất định.
Câu 15:
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. Dịch vụ thú ý.
B. Nguồn giống gia súc, gia cầm.
C. Tập quán tiêu dùng.
D. Cơ sở nguồn thức ăn.
Câu 16:
Khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lí thuận lợi, tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung,
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Câu 17:
Môi trường xã hội bao gồm
A. Các sản phẩm của nền kinh tế quốc dân do bàn tay con người sản xuất ra.
B. Các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.
C. Dân số và nguồn lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân.
D. Các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Đơn vị: nghìn người,
Năm
2005
2010
2012
2015
Thành thị
22332,0
26515,9
28269,2
31067,5
Nông thôn
60060,1
60431,5
60540,1
60642,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 - 2015?
A. Dân số thành thị luôn lớn hơn dân số nông thôn.
B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
C. Dân số nông thôn tăng nhiều hơn dân số thành thị.
D. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, giá trị xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh vùng Tây Nguyên xếp theo thứ tự giảm dần (năm 2007) là
A. Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.
B. Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum.
C. Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
D. Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ chì - kẽm là
A. Bắc Kạn, Cao Bằng.
B. Tuyên Quang, Thái Nguyên,
C. Tuyên Quang, Lào Cai.
D. Bắc Kạn, Tuyên Quang.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
A. Hạ Long, Hưng Yên, Bắc Ninh.
B. Bắc Ninh, Phúc Yên, Cẩm Phả.
C. Bắc Ninh, Phúc Yên, Hải Dương.
D. Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long.
Câu 22:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thông kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015?
A. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm lớn hơn diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều giảm.
C. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều tăng.
D. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm, diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng.
Câu 23:
Cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta đang có sự thay đổi mạnh mẽ là do
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Mở cửa, hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới.
C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới.
D. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức và công nghiệp hiện đại.
Câu 24:
Khu vực III (dịch vụ) ở nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến
A. Giáo dục, văn hóa và y tế.
B. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
C. Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.
D. Kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Câu 25. Vụ lúa cho năng suất cao nhất nước ta là
Câu 25:
Vụ lúa cho năng suất cao nhất nước ta là
A. Mùa.
B. Đông xuân.
C. Hè thu.
D. Thu đông.
Câu 26:
Ở nước ta hiện nay, vùng nông nghiệp được xác định là vùng nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến, vì quan điểm này cho rằng
A. Trong vùng nông nghiệp nhất thiết phải có công nghiệp chế biến.
B. Vùng nông nghiệp cũng đồng thời là vùng công nghiệp chế biến.
C. Để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp thì cần phải thông qua công nghiệp chế biến.
D. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thì đầu ra của nông nghiệp phải là các sản phẩm đã qua chế biến
Câu 27:
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, than bùn tập trung nhiều nhất ở khu vực
A. Kiên Giang.
B. U Minh,
C. Đồng Tháp Mười.
D. Tứ giác Long Xuyên.
Câu 28:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM trong nước bình quân
ĐẦU NGƯỜI CỦA LIÊN BANG NGA VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Quốc gia
Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD)
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (USD)
Liên bang Nga
1524916
1331208
10675
9093
Nhật Bản
5700096
4383076
44508
34524
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga và Nhật Bản năm 2010 và năm 2015?
A. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người giảm ở cả Liên bang Nga và Nhật Bản.
B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước.
C. Tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản giảm nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước của Liên bang Nga.
D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm nhanh hơn Nhật Bản.
Câu 29:
Dân số thế giới đang có xu hướng già đi, thể hiện ở
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
B. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng thấp.
C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
D. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng
Câu 30:
Câu 31:
Trung Á là khu vực
A. Có mật độ dân số cao.
B. Có nền văn minh cổ đại rực rỡ.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. Tỉ lệ dân cư theo Thiên Chúa giáo cao.
Câu 32:
Trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) ở
A. Pa-ri (Pháp).
B. Rô-ma (Italia).
C. Brúc-xen (Bỉ).
D. Béc-lin (Đức).
Câu 33:
Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước Nga là
A. Nô-vô-xi-biếc, Ma-ga-đan.
B. Man-hi-tơ-goóc, Nô-vô-xi-biêc.
C. Xanh Pê-téc-bua, Mát-xcơ-va.
D. Mát-xcơ-va, Nô-vô-xi-biếc.
Câu 34:
Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là
A. Đất, rừng, thủy năng.
B. Rừng, đồng cỏ, khoáng sản.
C. Rừng, thủy năng, khoáng sản.
D. Đồng cỏ, khoáng sản, đất phù sa.ax
Câu 35:
Ở Đông Nam Á, trâu, bò được nuôi nhiều ở
A. Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
C. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. '
D. Thái Lan, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a.
Câu 36:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây
A. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Liên bang Nga.
B. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Liên bang Nga.
C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Liên bang Nga.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập của Liên bang Nga.
Câu 37:
Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do
A. Chất lượng lao động được nâng cao.
B. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
C. Mở rộng buôn bán với các nước.
D. Thu hút nhiều du khách quốc tế.
Câu 38:
Nguồn than khai thác được ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu
A. Dùng để sưởi ấm, đun nấu thức ăn, nước uống.
B. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất.
C. Luyện cốc phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim.
D. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
Câu 39:
Việc giải quyết nhu cầu về điện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
A. Các nhà máy nhiệt điện của vùng.
B. Lưới điện quốc gia.
C. Nguồn điện nhập khẩu từ nước Lào.
D. Các nhà máy thủy điện đã được xây dựng của vùng.
Câu 40:
Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là
A. Chè.
B. Hồ tiêu.
C. Cà phê.
D. Cao su.
Câu 41:
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN Ở
NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 -2015
(Đơn vị: nghìn người)
11461,4
14106,6
15885,7
16910,9
33443,1
36286,3
36462,3
37073,3
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động thành thị và nông thôn từ 15 tuổi trờ lên ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột ghép.
6 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com