Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 3: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)
492 lượt thi 51 câu hỏi 50 phút
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
Câu 16:
Trong lịch sử chống ngoại xâm, chiến thắng nào sau đây diễn ra vào thời điểm mùa xuân của đất nước?
Câu 22:
Danh nhân nào sau đây là “quân sư” của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)?
Câu 24:
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1427)?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Được kết nối thuận tiện bởi đại dương với phần còn lại của Đông Nam Á và nằm chính xác ngay tại vị trí đó, Việt Nam chiếm giữ một vị trí quan trọng về một chiến lược ở ngã tư đường của thế giới với châu Á. Tuyến đường biển giữa Trung Quốc và Ấn Độ được kiểm soát bởi các đội thuyền của Phù Nam và Chăm-pa, chừng nào sức mạnh của các vương quốc này chưa bị suy giảm. Hoạt động từ vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam, thậm chí ngày nay một hạm đội mạnh có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông từ Xin-ga-po đến Pho-mu-sa và từ Ma-ni-la đến Hải Phòng”.
(Giô-sép Bất-ting-gơ, Con rồng nhỏ hơn – Một lịch sử chính trị của Việt Nam
(bản tiếng Anh), Niu Y-oóc, 1962, tr.45)
Câu 27:
a) Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế.
a) Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế.
Đoạn văn 2
Thắng lợi của Việt Nam trong các cuộc khởi nghĩa giành độc lập và kháng chiến chống ngoại xâm để giữ vững nền độc lập luôn gắn liền với những truyền thống quý báu của dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các truyền thống của dân tộc tiếp tục được Đảng và Nhà nước phát huy.
Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và mọi mặt của đời sống nhân dân các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7-2021, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.
Đoạn văn 3
“Đối với tranh chấp Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước UNCLOS, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên”.
(Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007
về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020)
Đoạn văn 4
“Quân Mông Cổ dựa vào sức ngựa có thể tiến ào ạt nhanh chóng. Sự vận động thần tốc thường uy hiếp được tinh thần của đối phương và chiếm được thế chủ động trong chiến tranh. Nhưng chiến trường Đại Việt không phải như những thảo nguyên miền Bắc. Đất nước Việt Nam với những sông ngòi chia cắt làm cho kị binh giặc khó phát huy được sở trường của mình. Quân Trần thường chặn đánh bọn chúng trên các khúc sông – đấy là những chiến luỹ tự nhiên – để tiêu diệt chúng”.
(Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.344 – 345)
Đoạn văn 5
[Rạng sáng ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy nhử quân Xiêm vào đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (trên sông Tiền, thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) để tiêu diệt]. “Chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ, toàn bộ gần 5 vạn quân Xiêm bị nghĩa quân Tây Sơn quét sạch, chỉ còn lại vài ngàn tên thảo thân chạy về nước. Chúng kinh sợ phao truyền cho là “Sợ Tây Sơn như là sợ cọp” và tôn Nguyễn Huệ là “tướng nhà Trời”. Nguyễn Ảnh cũng bị bắt tại trận, nhưng do canh giữ sơ hở nên đã bỏ trốn”.
(Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung,
NXB Văn hoá — Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.211 – 212)
Đoạn văn 6
“Một bản hiệp ước chuẩn bị sẵn gồm 27 điều khoản được trao cho triều đình Huế và chỉ được trả lời “thuận” hay “không thuận” trong vòng 24 giờ đồng hồ. Không còn cách nào khác, ngày 25-8-1883, đại diện triều đình Huế đành kí nhận hiệp ước (thường gọi là Hiệp ước Hác-măng”.
(Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỉ XX (1802 – 1884),
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.331)
98 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%