50 Bài tập Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

127 người thi tuần này 4.6 127 lượt thi 50 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

1603 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6.8 K lượt thi 40 câu hỏi
1058 người thi tuần này

Đề 1

97.9 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

Xem đáp án

Câu 2:

Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm

Xem đáp án

Câu 3:

Năm 1963, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?

Xem đáp án

Câu 4:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?      

Xem đáp án

Câu 5:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động bởi nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 7:

Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 8:

Mục đích hoạt động của tổ chức ASEAN được nêu rõ trong văn kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 9:

Tổ chức ASEAN xác định mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc

Xem đáp án

Câu 10:

Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10?

Xem đáp án

Câu 11:

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện

Xem đáp án

Câu 12:

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 13:

Điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp ước Ba-li (tháng 2/1976) là gì?

Xem đáp án

Câu 14:

Một trong những mục đích thành lập của ASEAN là

Xem đáp án

Câu 15:

Bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á là sự kiện

Xem đáp án

Câu 16:

Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 17:

Sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là khi vấn đề Campuchia được giải quyết, xu thế nổi bật của tổ chức ASEAN là

Xem đáp án

Câu 18:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh

Xem đáp án

Câu 19:

Việc mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được đẩy mạnh từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX không xuất phát từ lí do nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 20:

Trong 10 năm đầu sau khi thành lập (1967-1976), hợp tác kinh tế của tổ chức ASEAN

Xem đáp án

Câu 21:

Nhận xét nào sau đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Câu 22:

Từ năm 1976 đến năm 1999 là giai đoạn tổ chức ASEAN

Xem đáp án

Câu 23:

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan hệ giữa tổ chức ASEAN với ba nước Đông Dương trở nên hòa dịu chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 24:

Từ năm 1967 đến năm 1976 là giai đoạn tổ chức ASEAN

Xem đáp án

Câu 25:

Một trong những sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN trong giai đoạn 1967 - 1976 là

Xem đáp án

Câu 26:

Trong quá trình phát triển, tổ chức ASEAN luôn phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 27:

Năm 2007, để xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng vững mạnh, các nước thành viên đã

Xem đáp án

Câu 28:

Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò của tổ chức ASEAN đối với khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Câu 29:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Câu 30:

Sự thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 cho thấy

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kĩ thuật và hành chính,…

(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.15- 16).

Đoạn văn 2

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  “Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)

Đoạn văn 3

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hoa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 - bộ sách Cánh diều, trang 18).

Đoạn văn 4

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

“Giai đoạn 1999-2015: ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á. Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ tính xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (2009): Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCO)

Giai đoạn 2015-nay: năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC. ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, tiếp tục phát huy vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hòa bình và phát triển.” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 26)

Đoạn văn 5

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  Trong giai đoạn 1967-1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á. Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai-Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tháng 10-1990, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-hác-tô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 20)

4.6

25 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%