Đề minh họa tốt nghiệp THPT Lịch sử có đáp án năm 2025 (Đề 14)

13 người thi tuần này 4.6 13 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1391 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6 K lượt thi 40 câu hỏi
779 người thi tuần này

Đề 1

97.1 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Từ nửa cuối những năm 70 -đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô

Xem đáp án

Câu 2:

Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

Xem đáp án

Câu 3:

Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của

Xem đáp án

Câu 4:

Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh

Xem đáp án

Câu 5:

Xây dựng ASEAN thành một thị trường và một nền tảng sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vu, đầu tư, vốn và lao đông có tay nghề - đó là mục tiêu của trụ cột nào trong Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 6:

Tổ chức cách mạng nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám (1945)?

Xem đáp án

Câu 7:

Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

Xem đáp án

Câu 8:

Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?

Xem đáp án

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu trên lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới?

Xem đáp án

Câu 10:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ lực lượng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Câu 12:

Để củng cố cơ sở pháp lí trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông, năm 1994, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

Xem đáp án

Câu 14:

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)?

Xem đáp án

Câu 15:

Quyết định nào sau đây của Hội nghị Ianta (2-1945) tạo nên những bất lợi cho cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 - 1946?

Xem đáp án

Câu 16:

Nội dung nào sau đây là triển vọng của Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 17:

Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968), Mỹ đã làm gì để tiếp tục thực hiện âm mưu biến miền Nam thành căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới?

Xem đáp án

Câu 18:

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 19:

Điểm giống nhau giữa Hiêp̣ định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 20:

Nội dung nào sau đây không phải là hình thức vinh danh, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhiều nước trên thế giới?

Xem đáp án

Câu 21:

Nhận xét nào sau đây là đúng vế trật tự thế giới đa cực?

Xem đáp án

Câu 22:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì

Xem đáp án

Câu 23:

Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của nhân dân Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 24:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Việc nhà lãnh đạo kỳ cựu Honecker ra đi, thúc đẩy nhanh tiến trình tan rã của bộ máy Đảng và Nhà nước CHDC Đức. Liên tiếp trong các ngày 7 và 8/11/1989, toàn thể Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức từ chức tập thể. Cuộc “cách mạng êm dịu” và không dùng vũ lực đã làm tê liệt các cơ quan nhà nước.  Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Berlin Schabowski tuyên bố mở tất cả cửa khẩu ở Berlin vào tối ngày 9/11/1989. Bức tường Berlin được mở toang. Biến cố này gây chấn động không chi ở châu Âu mà cả toàn thế giới: bức tường Berlin, biểu tượng cho sự chia cắt châu Âu, cho Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai nay không còn nữa”.

(Trần Nam Tiến (Chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2010, tr.262).

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài 9 năm, chúng ta đã lần lượt đánh bại các âm mưu và kế hoạch chiến lược của địch. Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của quân đội Pháp. Tiếp đó quân và dân ta đây mạnh chiến tranh du kích, tích cực chống địch càn quét, bình định, lấn chiếm, phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng... Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong cục diện của cuộc kháng chiến. Từ đó ta đã liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công và phản công với quy mô ngày càng lớn đi đôi với đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích rộng khắp và phong trào nổi dậy của quân chúng ở vùng sau lưng địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống nguy quyền của chúng, tiến lên giành những thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ”.

(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.46 - 47)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

(Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 được thông qua tại Đại hội XI)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2024), Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính.

       Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Về phát triển con người, ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN.

4.6

3 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%