58 Bài tập Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án

4.6 0 lượt thi 58 câu hỏi 45 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Đâu là khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của nước sau cách mạng tháng Tám 1945?

Xem đáp án

Câu 3:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thuận lợi nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 4:

Khó khăn về chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Câu 5:

Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì lí do nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương xác định đường lối “kháng chiến toàn dân” xuất phát từ

Xem đáp án

Câu 8:

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 9:

Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 10:

Chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của bộ đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) là

Xem đáp án

Câu 11:

Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?

Xem đáp án

Câu 12:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 13:

Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

Xem đáp án

Câu 14:

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

Xem đáp án

Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?

Xem đáp án

Câu 16:

Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

Xem đáp án

Câu 17:

Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là

Xem đáp án

Câu 18:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

Xem đáp án

Câu 19:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), sự kiện nào đã tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương?

Xem đáp án

Câu 20:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, vì đã

Xem đáp án

Câu 21:

Chiến thắng nào của quân đội nhân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Câu 22:

Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam được tiến hành trong hoàn cảnh nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là

Xem đáp án

Câu 24:

Năm 1954, thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 25:

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?

Xem đáp án

Câu 26:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 27:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), các thẳng lợi quân sự: Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950 và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam đều có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 28:

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), các chiến dịch quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam đều

Xem đáp án

Câu 29:

Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) so với Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của ở Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 30:

Thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) của nhân dân Việt Nam cho thấy

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng Chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam. Ở Việt Nam, nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp...”. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 38.)

Đoạn văn 2

“Diễn ra từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,...

- Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến.

- Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,... lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 39.)

Đoạn văn 3

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12-1947 khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Quân đội Việt Nam chủ động bao vây, tiến công đẩy lùi quân Pháp khỏi một số vị trí quan trọng Chợ Đồn, Chợ Rã, Đoan Hùng.

- Kết quả: Sau hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc; cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn; bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành.

- Ý nghĩa: Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 39.)

Đoạn văn 4

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. Tháng 02 - 1951, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội đại biểu lần thứ Il của Đảng Cộng sản Đông Dương dã họp và quyết định dưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi". Sau đó, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt (3 - 1951) nhằm củng cố sức mạnh doàn kết thống nhất toàn dân tộc; đồng thời, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập (11 - 3 - 1951) nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.

Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng, đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống của nhân dân. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng phát triển; các phong trào thi đua yêu nước được phát động. Đại hội Chiến sĩ thì đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952) được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc,…

(Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 41-42).

Đoạn văn 5

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Tôi đã hiểu vì sao mọi người đều lựa chọn phương án đánh nhanh,... Lí do chính là e thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh, sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch! Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng. Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn! Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn... Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”. (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.102-108)

Đoạn văn 6

Đọc đoạn tư liệu sau

Tư liệu.  “Sau gần nửa năm vượt mọi khó khăn, gian khổ, các đồng chí và đồng bào đã nêu cao tinh thần anh dũng, chiến đấu và phục vụ chiến dịch. Nay đã toàn thắng, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn khu Tây Bắc. Thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường khác trong toàn quốc đang đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta lên một bước quan trọng, làm đà và gây điều kiện tốt cho nhiều thắng lợi lớn hơn nữa của ta sau này”. (Văn kiện quân sự của Đảng giai đoạn 1951-1954 (1977), Tập 3, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.696-697)

Đoạn văn 7

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo cơ sở căn bản và quyết định chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương, là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử”. (Trích PGS.TS Vũ Trọng Lâm,“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên mục Quốc phòng - an ninh - đối ngoại, ngày 6-5-2024.)

4.6

0 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%