Đề minh họa tốt nghiệp THPT Lịch sử có đáp án năm 2025 (Đề 3)

13 người thi tuần này 4.6 13 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1391 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6 K lượt thi 40 câu hỏi
779 người thi tuần này

Đề 1

97.1 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

Xem đáp án

Câu 2:

Để đối phó với âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Xem đáp án

Câu 3:

Liên hợp quốc được thành lập (1945) có mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 4:

Một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

Xem đáp án

Câu 5:

Văn kiện nào sau đây là cơ sở pháp lý để các nước Đông Nam Á xây dựng Cộng đồng ASEAN?         

Xem đáp án

Câu 6:

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, 4 địa phương giành được chính quyền sớm nhất là

Xem đáp án

Câu 7:

Một trong những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là

Xem đáp án

Câu 8:

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 9:

Trong công cuộc Đổi mới, để gây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam đã coi lĩnh vực nào sau đây là quốc sách hàng đầu?

Xem đáp án

Câu 10:

Các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc,

Xem đáp án

Câu 12:

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 13:

Từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc

Xem đáp án

Câu 14:

Nội dung nào không thể hiện chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?

Xem đáp án

Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?

Xem đáp án

Câu 16:

Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh

Xem đáp án

Câu 17:

Thủ đoạn của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược Chiễn tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) là gì?

Xem đáp án

Câu 18:

Cuối thế kỷ XX, dưới tác động của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương nào?

Xem đáp án

Câu 19:

Ngày 14/9/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp nhằm mục đích

Xem đáp án

Câu 20:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc  đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 - 1930 là

Xem đáp án

Câu 21:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ra đời tổ chức Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Câu 22:

Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 23:

Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Câu 24:

Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

 Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Vào tháng 6/2014, hai sỹ quan đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam  được cử đi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS). Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình  Liên Hợp Quốc (…).

Khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, lực lượng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ chính quyền và người dân địa phương bằng những hành động thiết thực như tham gia xây dựng và tu sửa đường sá; giúp nhà trường xây dựng, cải tạo lớp học; tổ chức dạy học tình nguyện; khoan giếng nước tặng khu dân cư địa phương và các trường học; tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn sức khoẻ và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương,…”

(Song Anh, Dấu ấn Việt Nam trên chặng đường gìn giữ hòa bình, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đường link truy cập:

https://dangcongsan.vn/tieu-diem/dau-an-viet-nam-tren-chang-duong-gin-giu-hoa-binh-665937.html )

Đoạn văn 2

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản (…).

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa; từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”.

(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị,Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975: Thắng lợi và bài học,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.262 - 263)

Đoạn văn 3

Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu.  (…) Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội (…) Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

(…) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.”

(Nguyễn Phú Trọng, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: quan niệm và giải pháp phát triển, Tạp chí Cộng sản (báo điện tử), đăng ngày: 22/1/2007, đường link truy cập: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/2081/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia---quan-niem-va-giai-phap-phat-trien.aspx)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kĩ thuật và hành chính,…”

(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.15- 16).

4.6

3 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%