Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hoà dân chủ ...
Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hoà bình của nhân dân Việt Nam... Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quả trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”.
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam – Tác phẩm chọn lọc, Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.388 – 389, 391)
“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.
(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Toàn cảnh,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
(Lê Duẩn, Tuyển tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.786)
“1. Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền.
2. Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc:
a) Tập trung – tập trung lực lượng vào những việc chính.
b) Thống nhất – thống nhất về mọi phương diện quân sự chính trị, hành động và chỉ huy.
c) Kịp thời – kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội.
3. Mục đích cuộc chiến đấu của ta lúc này là giành quyền độc lập hoàn toàn.
4. Khẩu hiệu đấu tranh lớn lúc này là:
– Phản đối xâm lược!
– Hoàn toàn độc lập!
– Chính quyền nhân dân!
5. Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê. Thành lập những uỷ ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản
Đông Dương, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.424 – 425)
“Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài 9 năm, chúng ta đã lần lượt đánh bại các âm mưu và kế hoạch chiến lược của địch. Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của quân đội Pháp. Tiếp đó quân và dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, tích cực chống địch càn quét, bình định, lấn chiếm, phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng.... Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong cục diện của cuộc kháng chiến. Từ đó ta đã liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công và phản công với quy mô ngày càng lớn đi đôi với đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích rộng khắp và phong trào nổi dậy của quần chúng ở vùng sau lưng địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt được nhiễu sinh lực địch và làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống nguỵ quyền của chúng, tiến lên giành những thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.46 – 47)
“Trong cuộc kháng chiến này [kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954), ta đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 50 vạn tên địch, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, phá tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc Pháp phải kí Hiệp định đình chiến ở Giơ-ne-vơ. Chiến tranh kết thúc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là thắng lợi to lớn đầu tiên của chiến tranh giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến.
Đường lối quân sự của Đảng trong thời kì này là sự kế tục và phát triển đường lối quân sự đã được hình thành về cơ bản trong thời kì trước. Nét cơ bản nhất của sự phát triển đó là: từ một đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang phát triển thành một đường lối quân sự chỉ đạo việc tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.47 – 48)
“Thắng lợi vĩ đại của kháng chiến chống Pháp là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo thành. Trước hết, đó là thẳng lợi của quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc... Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của đường lối kháng chiến rất đúng đắn, sáng tạo do Đảng và Bác Hồ vạch ra. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, là đường lối quả cảm và thông minh của một dân tộc nhỏ đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của một tên đế quốc to lớn là thực dân Pháp. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh của cả quân đội và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng... Thắng lợi của nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết anh em bầu bạn giữa nhân dân ta với nhân dân tiến bộ trên thế giới....”.
(Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
1945 – 1954, Tập II, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.613 – 614)
Tên chiến dịch |
Loại hình |
Cách đánh |
Thời gian |
Kết quả |
Việt Bắc |
Chủ động phản công |
Dùng lực lượng nhỏ đánh địch vận động trên bộ, trên sông, bẻ gãy từng gọng kìm địch. |
Từ ngày 7-10-1947 đến ngày 22-12-1947 |
Đánh bại cuộc tiến công chiến lược của Pháp, bảo vệ an toàn căn cứ kháng chiến. |
Biên giới |
Chủ động tiến công |
Đánh điểm, diệt viện.
|
Từ ngày 16-9-1950 đến ngày 20-10-1950 |
Khai thông biên giới. Diệt 2 binh đoàn cơ động Âu Phi, giải phóng 40 vạn dân với diện tích 4 000 km2. |
Điện Biên Phủ |
Chủ động tiến công |
Đánh chắc, tiến chắc, tiến công dứt điểm từ ngoài vào, cuối cùng tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân Pháp. |
Từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954 |
Đập tan hình thức tổ chức phòng ngự cao nhất, mạnh nhất của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân Pháp. |
(Trích dẫn theo Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – trực thuộc Bộ Chính trị,
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Thắng lợi và bài học,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.499 – 451)
Đọc đoạn thông tin sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ phải chấp nhận bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri (từ tháng 5-1968), nhưng việc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ luôn căng thẳng và bế tắc,...
Sau những thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc đã lập nên chiến công vang dội trong trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 – 1976), nhưng nhấn mạnh: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24-3), chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3) và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30-4). Ngày 2-5, Châu Đốc (thuộc An Giang ngày nay) là tỉnh cuối cùng của miền Nam giải phóng.
a) Đảng Lao động Việt Nam đã họp và quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm (1974 – 1975).
b) Sau khi chiến dịch Đường 14 – Phước Long thắng lợi (6-1-1975), thời cơ tiến công chiến lược cho giải phóng hoàn toàn miền Nam đã tới.
c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra mau lẹ, có sự kết hợp của lực lượng vũ trang làm nòng cốt và lực lượng chính trị ở các địa phương.
d) Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi đã hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời mở ra kỉ nguyên mới cho cả dân tộc.
“Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản, vì không có nó không còn là chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa, từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 – 1975: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.262 – 263)
“Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-nơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà,...
...Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”.
(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294)
“Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia Dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam...
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt, giảng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 4,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.483, 485)
“Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống đế quốc Mỹ hiếu chiến... Tuy nhiên, từ cuối năm 1976, giữa hai nước có xung đột ở biên giới Cao Lạng – Quảng Tây. Sau khi nổ ra xung đột, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cùng nhau đàm phán về vấn đề biên giới, song các cuộc đàm phán đều không đem lại kết quả. Vấn đề cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, trong đó có cải tạo tư sản người Hoa càng làm cho quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam thêm căng thẳng... Ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh...
Trước tình hình đó, quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu ngoan cường để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Dư luận trong nước và thế giới phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc...”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 4,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.485 – 486)
“Sức mạnh toàn diện của đất nước là chỗ dựa cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong đó chỗ dựa vững chắc nhất là lòng dân. Công cuộc kiến thiết đất nước gắn với củng cố quốc phòng luôn đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất và đồng thuận của toàn dân. Đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng là ngọn cờ tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam thành một pháo đài bất khả xâm phạm, đủ sức bảo vệ chủ quyền dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của đất nước, bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển; làm cho toàn quân, toàn dân sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ bất cứ nơi nào tới”.
(Vũ Quang Hiển, Đường lối quân sự của Đảng: Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.524)
“Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do lúc chiến tranh bắt đầu, ta đã có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trong thời bình, nên hình thức nổi lên lúc đầu là tác chiến của lực lượng vũ trang để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Trong trường hợp quân địch vào sâu trong đất nước ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng ra nhiều nơi và lập nên chính quyền của chúng ở đây, như tình hình đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây thì bên cạnh hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, còn có hình thức vũ trang nổi dậy của quần chúng ở vùng địch tạm chiếm để khôi phục lại quyền làm chủ của mình. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang đã phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng được tổ chức ngày càng chặt chẽ cầm vũ khi đứng lên đánh giặc”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.323)
D. Đức mở cuộc tấn công Liên Xô, bị Hồng quân Liên Xô đánh bại.
Chọn đáp án B
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
Đề 1
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 27:
Sự kiện nào sau đây mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?
Câu 32:
Tổ chức nào sau đây được thành lập trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1945 - 1954)?
Câu 33:
Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương có quyết định nào sau đây?
Câu 36:
Sự kiện nào sau đây đánh dấu chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam toàn thắng?
Câu 59:
Từ trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị nào sau đây đã ra đời?
Câu 60:
Trong những năm 1961 – 1965, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
Câu 66:
Sự kiện nào sau đây ghi nhận nhân dân Việt Nam đã “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút”?
Câu 74:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi đã
Câu 75:
Sự kiện nào sau đây đã mở ra thời cơ tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam?
Câu 88:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi đã
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỉ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hoà dân chủ ...
Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát xít và yêu chuộng dân chủ và hoà bình của nhân dân Việt Nam... Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho quả trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân thế giới”.
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam – Tác phẩm chọn lọc, Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.388 – 389, 391)
Câu 105:
a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại nhiều thế kỉ.
a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại nhiều thế kỉ.
Câu 106:
b) Cách mạng tháng Tám đã xoá bỏ mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước Việt Nam.
b) Cách mạng tháng Tám đã xoá bỏ mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước Việt Nam.
Câu 107:
c) Cách mạng tháng Tám góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
c) Cách mạng tháng Tám góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Câu 108:
d) Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam mang tính chất dân chủ, góp phần vào giải phóng con người.
d) Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam mang tính chất dân chủ, góp phần vào giải phóng con người.
Đoạn văn 2
“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.
(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Toàn cảnh,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)
Câu 109:
a) Phát xít Đức đầu hàng đã tạo ra thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho cách mạng Việt Nam.
a) Phát xít Đức đầu hàng đã tạo ra thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho cách mạng Việt Nam.
Đoạn văn 3
“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bấy giờ trong việc nắm thời cơ”.
(Lê Duẩn, Tuyển tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.786)
Đoạn văn 4
“1. Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền.
2. Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc:
a) Tập trung – tập trung lực lượng vào những việc chính.
b) Thống nhất – thống nhất về mọi phương diện quân sự chính trị, hành động và chỉ huy.
c) Kịp thời – kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội.
3. Mục đích cuộc chiến đấu của ta lúc này là giành quyền độc lập hoàn toàn.
4. Khẩu hiệu đấu tranh lớn lúc này là:
– Phản đối xâm lược!
– Hoàn toàn độc lập!
– Chính quyền nhân dân!
5. Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê. Thành lập những uỷ ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản
Đông Dương, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.424 – 425)
Câu 117:
a) Đoạn tư liệu cho biết Đảng Cộng sản Đông Dương xác định thời cơ giành chính quyền đã đến.
a) Đoạn tư liệu cho biết Đảng Cộng sản Đông Dương xác định thời cơ giành chính quyền đã đến.
Đoạn văn 5
“Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài 9 năm, chúng ta đã lần lượt đánh bại các âm mưu và kế hoạch chiến lược của địch. Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của quân đội Pháp. Tiếp đó quân và dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, tích cực chống địch càn quét, bình định, lấn chiếm, phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng.... Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong cục diện của cuộc kháng chiến. Từ đó ta đã liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công và phản công với quy mô ngày càng lớn đi đôi với đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích rộng khắp và phong trào nổi dậy của quần chúng ở vùng sau lưng địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt được nhiễu sinh lực địch và làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống nguỵ quyền của chúng, tiến lên giành những thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.46 – 47)
Câu 122:
b) Chiến thắng Việt Bắc bước đầu làm phá sản âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
b) Chiến thắng Việt Bắc bước đầu làm phá sản âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Đoạn văn 6
“Trong cuộc kháng chiến này [kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954), ta đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 50 vạn tên địch, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, phá tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc Pháp phải kí Hiệp định đình chiến ở Giơ-ne-vơ. Chiến tranh kết thúc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là thắng lợi to lớn đầu tiên của chiến tranh giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến.
Đường lối quân sự của Đảng trong thời kì này là sự kế tục và phát triển đường lối quân sự đã được hình thành về cơ bản trong thời kì trước. Nét cơ bản nhất của sự phát triển đó là: từ một đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang phát triển thành một đường lối quân sự chỉ đạo việc tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.47 – 48)
Đoạn văn 7
“Thắng lợi vĩ đại của kháng chiến chống Pháp là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo thành. Trước hết, đó là thẳng lợi của quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc... Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của đường lối kháng chiến rất đúng đắn, sáng tạo do Đảng và Bác Hồ vạch ra. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, là đường lối quả cảm và thông minh của một dân tộc nhỏ đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của một tên đế quốc to lớn là thực dân Pháp. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh của cả quân đội và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng... Thắng lợi của nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia. Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết anh em bầu bạn giữa nhân dân ta với nhân dân tiến bộ trên thế giới....”.
(Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
1945 – 1954, Tập II, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.613 – 614)
Đoạn văn 8
Tên chiến dịch |
Loại hình |
Cách đánh |
Thời gian |
Kết quả |
Việt Bắc |
Chủ động phản công |
Dùng lực lượng nhỏ đánh địch vận động trên bộ, trên sông, bẻ gãy từng gọng kìm địch. |
Từ ngày 7-10-1947 đến ngày 22-12-1947 |
Đánh bại cuộc tiến công chiến lược của Pháp, bảo vệ an toàn căn cứ kháng chiến. |
Biên giới |
Chủ động tiến công |
Đánh điểm, diệt viện.
|
Từ ngày 16-9-1950 đến ngày 20-10-1950 |
Khai thông biên giới. Diệt 2 binh đoàn cơ động Âu Phi, giải phóng 40 vạn dân với diện tích 4 000 km2. |
Điện Biên Phủ |
Chủ động tiến công |
Đánh chắc, tiến chắc, tiến công dứt điểm từ ngoài vào, cuối cùng tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân Pháp. |
Từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954 |
Đập tan hình thức tổ chức phòng ngự cao nhất, mạnh nhất của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân Pháp. |
(Trích dẫn theo Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – trực thuộc Bộ Chính trị,
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Thắng lợi và bài học,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.499 – 451)
Đoạn văn 9
Đọc đoạn thông tin sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ phải chấp nhận bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri (từ tháng 5-1968), nhưng việc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ luôn căng thẳng và bế tắc,...
Sau những thắng lợi của Quân Giải phóng miền Nam trong cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Bắc đã lập nên chiến công vang dội trong trong 12 ngày đêm cuối năm 1972: đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,... Mỹ đã phải quay trở lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Đoạn văn 10
Từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 – 1976), nhưng nhấn mạnh: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 24-3), chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3) và chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30-4). Ngày 2-5, Châu Đốc (thuộc An Giang ngày nay) là tỉnh cuối cùng của miền Nam giải phóng.
a) Đảng Lao động Việt Nam đã họp và quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm (1974 – 1975).
b) Sau khi chiến dịch Đường 14 – Phước Long thắng lợi (6-1-1975), thời cơ tiến công chiến lược cho giải phóng hoàn toàn miền Nam đã tới.
c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra mau lẹ, có sự kết hợp của lực lượng vũ trang làm nòng cốt và lực lượng chính trị ở các địa phương.
d) Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi đã hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời mở ra kỉ nguyên mới cho cả dân tộc.
Đoạn văn 11
“Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản, vì không có nó không còn là chiến tranh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa, từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 – 1975: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.262 – 263)
Đoạn văn 12
“Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-nơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà,...
...Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”.
(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294)
Đoạn văn 13
“Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia Dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam...
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt, giảng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 4,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.483, 485)
Đoạn văn 14
“Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống đế quốc Mỹ hiếu chiến... Tuy nhiên, từ cuối năm 1976, giữa hai nước có xung đột ở biên giới Cao Lạng – Quảng Tây. Sau khi nổ ra xung đột, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cùng nhau đàm phán về vấn đề biên giới, song các cuộc đàm phán đều không đem lại kết quả. Vấn đề cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, trong đó có cải tạo tư sản người Hoa càng làm cho quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam thêm căng thẳng... Ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh...
Trước tình hình đó, quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu ngoan cường để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Dư luận trong nước và thế giới phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc...”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 4,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.485 – 486)
Câu 159:
a) Ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc đồng loạt tấn công 5 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
a) Ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc đồng loạt tấn công 5 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Câu 160:
b) Mặc dù nước Việt Nam cố gắng tận dụng mọi khả năng đàm phán, nhưng chiến tranh vẫn nổ ra.
b) Mặc dù nước Việt Nam cố gắng tận dụng mọi khả năng đàm phán, nhưng chiến tranh vẫn nổ ra.
Đoạn văn 15
“Sức mạnh toàn diện của đất nước là chỗ dựa cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong đó chỗ dựa vững chắc nhất là lòng dân. Công cuộc kiến thiết đất nước gắn với củng cố quốc phòng luôn đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất và đồng thuận của toàn dân. Đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng là ngọn cờ tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam thành một pháo đài bất khả xâm phạm, đủ sức bảo vệ chủ quyền dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của đất nước, bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển; làm cho toàn quân, toàn dân sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ bất cứ nơi nào tới”.
(Vũ Quang Hiển, Đường lối quân sự của Đảng: Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.524)
Câu 163:
a) Từ năm 1975, sức mạnh tổng hợp của quốc gia được hiểu là sức mạnh quân sự của quốc gia đó.
a) Từ năm 1975, sức mạnh tổng hợp của quốc gia được hiểu là sức mạnh quân sự của quốc gia đó.
Câu 164:
b) Để có thể bảo vệ vững chắc Tổ quốc, cần chú trọng vào xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
b) Để có thể bảo vệ vững chắc Tổ quốc, cần chú trọng vào xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Đoạn văn 16
“Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do lúc chiến tranh bắt đầu, ta đã có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trong thời bình, nên hình thức nổi lên lúc đầu là tác chiến của lực lượng vũ trang để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Trong trường hợp quân địch vào sâu trong đất nước ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng ra nhiều nơi và lập nên chính quyền của chúng ở đây, như tình hình đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây thì bên cạnh hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, còn có hình thức vũ trang nổi dậy của quần chúng ở vùng địch tạm chiếm để khôi phục lại quyền làm chủ của mình. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang đã phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng được tổ chức ngày càng chặt chẽ cầm vũ khi đứng lên đánh giặc”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.323)
2098 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%