Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
Đề 1
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 12:
Đối với thế giới, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải sự phát triển và mở rộng địa bàn của chủ nghĩa xã hội trên thế giới?
Câu 21:
Từ sự khủng hoảng rồi sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu (1989 – 1991) đã cho thấy
Câu 32:
Với cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978), Trung Quốc đã đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Tới năm 1922, trên lãnh thổ của nước Nga trước đây đã tồn tại sáu nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa: Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a. Đặc điểm nổi bật giữa các nước cộng hoà này là sự phát triển không đồng đều cả về kinh tế, văn hoá và chính trị. Lúc này những vùng công nghiệp như “những hòn đảo nhỏ” trong “đại dương” nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hoà vùng Trung Á, Bắc Cáp-ca-dơ, Xi-bi- a,... vân trong tình tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hoá, thậm chí có nơi còn tồn tại những tàn tích của quan hệ phong kiến – gia trưởng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hoà Xô viết. Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hóa — tức là sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hoá của các dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.45 – 46)
Đoạn văn 2
[Chủ nghĩa xã hội] “đã hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, kéo liền từ Trung Âu đến Đông Nam Á và một tiền đồn xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Mỹ La-tinh. Phe xã hội chủ nghĩa được thành lập và ngày càng lớn mạnh. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng thế giới và tương lai tươi sáng của loài người”.
(Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng
cho các dân tộc”, trích trong: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.306 – 307)
Đoạn văn 3
“Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 1989 – 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất trong chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa.
Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.466)
Đoạn văn 4
“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hướng đến mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài hoà, tươi đẹp vào giữa thế kỉ này. Một trong những trụ cột để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hoá”.
(Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX, năm 2017)
393 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%