(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 6)

280 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Tháng 12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang đã thông qua văn kiện nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 3:

Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sau sự kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? 

Xem đáp án

Câu 8:

Trong năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam tổ chức chiến dịch quân sự nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 9:

Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006 tập trung vào nội dung chính nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 10:

Năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 11:

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 12:

Hội nghị I-an-ta (2-1945) không có quyết định nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 14:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 16:

Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 17:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của ngoại giao Việt Nam sau năm 1986? 

Xem đáp án

Câu 18:

Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 19:

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoa kiệt xuất của Việt Nam vì Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Xem đáp án

Câu 20:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “sức mạnh thời đại” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 
 

Xem đáp án

Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 22:

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã 

Xem đáp án

Câu 23:

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Chúng ta đã thắng, trước hết do Đảng ta giữ vững độc lập, tự chủ trong việc vạch ra đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân, đã từng bước nắm được quy luật của chiến tranh cách mạng để chỉ đạo cuộc kháng chiến một cách sáng tạo. Ta đã đánh giả đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, thấy rõ nguồn gốc sức mạnh của ta là tinh thần làm chủ của nhân dân, là thế tiến công của cách mạng, trên cơ sở đó, đã chú trọng xây dựng thế và lực của ta cả về chính trị và quân sự ngày càng vững mạnh, đồng thời ta biết nắm thời cơ và tạo ra bất ngờ”.

(Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.197)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới [1986 – 2021], 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội [1991 – 2021], lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao g có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103 – 104)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (khóa III) (tháng 1-1967) quyết định triệt để tận dụng thời cơ, mở mặt trận ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị nhằm đưa cuộc kháng chiến lên bước phát triển mới. Hội nghị xác định “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao... Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.174)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị và trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Từ tháng 9-1945, với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã kí nhiều sắc lệnh quan trọng, qua đó giải quyết được nhiều khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ Việt Nam kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước (14-9-1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài không tránh khỏi với thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, sát sao đến các hoạt động: cùng Trung ương Đảng hoạch định đường lối kháng chiến; dự họp và chỉ đạo nhiều nhiều chiến dịch quan trọng; trực tiếp chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959),...

4.6

56 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%