Đề thi thử THPTQG môn lịch Sử có lời giải (P4)

  • 6047 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:

Xem đáp án

Đáp án D

Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định Nhật trở thành kẻ thù chính của Nhân dân Đông Dương.


Câu 2:

Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?

Xem đáp án

Đáp án C

Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Đặc biệt, với cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Mandela đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Lần đầu tiên một người da đến được công nhận và trở thành tổng thống => Sự kiện này có nghĩa chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ hoàn toàn.

Chọn: C

Chú ý:

Đáp án của trường xét thấy chưa hợp lí nên TS247 đã đổi lại hệ thống đáp án của câu hỏi cho phù hợp.


Câu 3:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặt dưới sự chiếm đóng đồng minh (Mĩ), Nhật lại chịu thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, mất hết thuộc địa  => Để có điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị Nhật đã kí với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xanphranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của mình và kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Suy cho cùng, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng nhằm mục đích đó.

Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn và tinh thần tự lực của con người Nhật nên Nhật Bản nhanh chóng khắc phục được những khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phát triển “thần kì” ở giai đoạn sau đó.


Câu 4:

Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?

Xem đáp án

Đáp án C

- Các đáp án A, B, D: là ý nghĩa của Hiệp định Pari.

- Đáp án C: là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ (1954).


Câu 5:

Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì đã xác định được

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 1/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, đánh dấu sự khởi sắc trong quan hệ giữa các nước ASEAN, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước, ASEAN từ đây có sự thống nhất và hợp tác hiệu quả hơn khi đưa ra được những nguyên tắc hoạt động chung.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

q

9 tháng trước

quỳnh hoa nguyễn

Bình luận


Bình luận