Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
13167 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. Hình thành hai khối quân sự đối lập
B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa
Câu 2:
Mục tiêu chung trong cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
B. Đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta
C. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ
D. Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ
Câu 3:
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam thời kì 1919-1925 là
A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc
B. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
C. Diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú
D. Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng
Câu 4:
Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1952)?
A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài
C. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn
D. Tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lí của Nhà nước
Câu 5:
Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tài liệu nào dưới đây?
A. Báo Đời sống công nhân
B. Tác phẩm Đường Kách mệnh
C. Báo Người cùng khổ
D. Sách Bản án chế độ thực dân
Câu 6:
Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
Câu 7:
Phong trào dân chủ 1936-1939 mang tính chất dân tộc sâu sắc chủ yếu vì
A. Mục tiêu đấu tranh quyền dân chủ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc
B. Đối tượng cách mạng là bọn phản động thuộc địa
C. Lực lượng đấu tranh là đông đảo quần chúng nhân dân
D. Là bước chuẩn bị lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này
Câu 8:
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
C. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang
D. Khởi nghĩa từng phần kết hợp tổng khởi nghĩa
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau 1954 là
A. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
B. Thực dân Pháp đã rút khỏi nước ta
C. Mỹ can thiệp vào miền Nam
D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền
Câu 10:
Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân
B. Địa chủ
C. Nông dân
D. Tự sản dân tộc
Câu 11:
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch
B. Khai thông biên giới Việt – Trung
C. Chọc thủng “hành lang Đông – Tây” của Pháp
D. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ
Câu 12:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885-1896) là
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Hương Khê
Câu 13:
Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản quá trình xâm lược Việt Nam?
A. Pháp tấn công và xâm chiếm cửa biển Thuận An (1883).
B. Phong trào Cần Vương thất bại (1896).
C. Hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D. Pháp tấn công xâm chiếm thành Hà Nội (1882).
Câu 14:
Mĩ thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược nào dưới đây?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
Câu 15:
Mĩ đã làm gì để lấy cớ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc cuối năm 1964 đầu năm 1965?
A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc
B. Trả đũa việc quân ta tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
C. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ
D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển miền Bắc
Câu 16:
Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là gì?
A. Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
B. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân
D. Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu
Câu 17:
Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc chủ yếu bị chi phối bởi nguyên tắc nào?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Câu 18:
Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào đã thông qua quyết định quan trọng nào dưới đây?
A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B. Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
C. Chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
D. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa
Câu 19:
Nội dung nào phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay
A. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
D. Sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế
Câu 20:
Nội dung nào không phải là nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX?
A. Có mục tiêu giành độc lập dân tộc, phát triển xã hội
B. Quy mô rộng gồm cả trong và ngoài nước
C. Lãnh đạo phong trào là quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước
D. Hình thức đấu tranh phong phú (bạo lực, cải cách, biểu tình…)
Câu 21:
Điểm giống nhau trong tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. Bị các nước đế quốc xâu xé và tìm cách thống trị
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
C. Bị cô lập với thế giới bên ngoài do áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng”
D. Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
Câu 22:
Phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu do
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
B. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc
C. Sự thâm nhập của các hệ tư tưởng mới vào nước ta
D. Sự hình thành hai khuynh hướng tư sản và vô sản
Câu 23:
Nội dung nào không phải là lý do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc tiến công xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Hy vọng có sự phối hợp của lực lượng giáo dân
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chiến tranh xâm lược
C. Có vị trí quan trọng, gần kinh thành Huế
D. Là hai cảng sâu, rộng, thuận tiện cho tàu chiến triển khai
Câu 24:
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 đối với Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. Khối liên minh công nông được hình thành
B. Xây dựng được mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên
C. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
D. Phong trào được Quốc tế Cộng sản đánh giá cao
Câu 25:
Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. Trung Quốc
B. Liên Xô
C. Mĩ
D. Nhật Bản
Câu 26:
Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại
A. Quảng Châu (Trung Quốc)
B. Bắc Kì
C. Trung Kì
D. Nam Kì
Câu 27:
Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là
A. Tuyên Quang và Cao Bằng
B. Cao Bằng và Bắc Kạn
C. Lạng Sơn và Cao Bằng
D. Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng
Câu 28:
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?
A. Giảm tô, xóa nợ
B. Cơm áo và hòa bình
C. Chia lại ruộng đất công
D. Phá kho thóc giải quyết nạn đói
Câu 29:
Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc
B. Chiến thắng Đồng Xoài
C. Chiến thắng Vạn Tường
D. Chiến thắng Bình Giã
Câu 30:
Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì?
A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
C. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi
D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc
Câu 31:
Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?
A. Chính trị
B. Quân sự
C. Ngoại giao
D. Kinh tế
Câu 32:
Những năm 80 của thế kỉ XX, vai trò và địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao chủ yếu vì
A. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao
B. Khoa học – kĩ thuật đạt nhiều thành tựu nổi bật
C. Văn hóa, giáo dục phát triển
D. Chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi
Câu 33:
Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì?
A. Xuất hiện hai khuynh hướng chính trị cùng song song tồn tại
B. Chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới được truyền bá vào Việt Nam
C. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú
D. Diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia
Câu 34:
Kết quả lớn nhất của chính sách kinh tế mới của Lê nin (3-1921) là
A. Tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện
B. Để lại kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước
C. Nền kinh tế được phục hồi và có chuyển biến rõ rệt
D. Huy động được tối đa nguồn nhân lực, vật lực cho đất nước
Câu 35:
Thực hiện “Phương án Maobattơn” thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào?
A. Tôn giáo
B. Địa lí
C. Kinh tế
D. Văn hóa
Câu 36:
Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là
A. “tiến ăn chắc, đánh ăn chắc”.
B. “đánh nhanh, thắng nhanh”.
C. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”.
D. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Câu 37:
Biểu hiện của sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong những năm 1991-2000 là
A. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới
B. Đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới
C. Ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi ngành kinh tế
D. Đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ
Câu 38:
Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau năm 1862 là
A. Quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn
B. Lực lượng khởi nghĩa gồm nhiều thành phần xã hội
C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra với quy mô nhỏ và phân tán
D. Bị gián đoạn vì lệnh bãi binh của triều đình
Câu 39:
Kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi (1950) chứng tỏ
A. Mĩ từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương
B. Pháp quyết tâm tiến công và tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc
C. Tình thế sa lầy và thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp
D. Pháp muốn kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương
Câu 40:
Hiệp ước Bali năm 1976 không xác định nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước nhằm thực hiện mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
D. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của năm lớn
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com