Dạng 3: Bài toán thực tiễn gắn với phép tính lôgarit có đáp án

  • 454 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Biết rằng khi độ cao tăng lên, áp suất không khí sẽ giảm và công thức tính áp suất dựa trên độ cao là a = 15 500(5 – logp), trong đó a là độ cao so với mực nước biển (tính bằng mét) và p là áp suất không khí (tính bằng pascal). Áp suất không khí ở đỉnh Everest có độ cao 8 850 m so với mực nước biển là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có đỉnh Everest có độ cao 8 850 m so với mực nước biển nên a = 8 850.

Khi đó: 15 500(5 – log p) = 8 850  logp=1  373310p=101  37331026  855,44.

Vậy áp suất không khí ở đỉnh Everest xấp xỉ 26 855,44 pascal.


Câu 2:

Bác An gửi tiết kiệm ngân hàng 100 triệu đồng kì hạn 12 tháng, với lãi suất không đổi là 6% một năm. Khi đó sau n năm gửi thì tổng số tiền bác An thu được (cả vốn lẫn lãi) cho bởi công thức sau: A = 100.(1 + 0,06)n (triệu đồng).Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm, tổng số tiền bác An thu được không dưới 150 triệu đồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: A = 100.(1 + 0,06)n = 100.1,06n.

Với A = 150, ta có: 100.1,06n = 150 hay 1,06n = 1,5, tức là n = log1,06 1,5 ≈ 6,96.

Vì gửi tiết kiệm kì hạn 12 tháng (tức là 1 năm) nên n phải là số nguyên.

Do đó ta chọn n = 7.

Vậy sau ít nhất 7 năm thì bác An nhận được số tiền ít nhất là 150 triệu đồng.


Câu 3:

Tốc độ của gió S (dặm/giờ) gần tâm của một con lốc xoáy được tính bởi công thức S = 93logd + 65, trong đó d (dặm) là quãng đường cơn lốc xoáy đó di chuyển được. Tính quãng đường cơn lốc xoáy đã di chuyển được, biết tốc độ của gió ở gần tâm bằng 140 dặm/giờ (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: S = 93logd + 65, trong đó d (dặm) là quãng đường cơn lốc xoáy đó di chuyển được.

Với S = 140 (dặm/giờ) suy ra: 93logd + 65 = 140

 logd=7593d=1075936,4 (dặm).

Vậy khi tốc độ của gió ở gần tâm bằng 140 dặm/giờ thì cơn lốc xoáy di chuyển được quãng đường gần bằng 6,4 dặm.


Câu 4:

Độ pH của một dung dịch được tính theo công thức pH = –log x, trong đó x là nồng độ ion H+ của dung dịch đó tính bằng mol/L. Biết rằng độ pH của dung dịch A lớn hơn độ pH của dung dịch B là 0,7. Dung dịch B có nồng độ ion H+ gấp bao nhiêu lần nồng độ ion H+ của dung dịch A?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: pH= – log xA; pHB = – log xB 

Khi đó pH– pH= –logxA + logxB =  logxBxA

Do đó  logxBxA=0,7xBxA=100,75 (lần).

Vậy dung dịch B có nồng độ ion H+ gấp 5 lần nồng độ ion H+ của dung dịch A.


Câu 5:

Với nước biển có nồng độ muối 30%, nhiệt độ T (oC) của nước biển được tính bởi công thức T = 7,9ln(1,0245 – d) + 61,84, ở đó d (g/cm3) là khối lượng riêng của nước biển. Biết vùng biển khơi mặt ở một khu vực có nồng độ muối 30% và nhiệt độ là 8 °C. Tính khối lượng riêng của nước biển ở vùng biển đó (làm tròn kết quả đến hàng phần chục nghìn).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do vùng biển khơi mặt ở một khu vực có nồng độ muối 30% và nhiệt độ là 8 oC nên ta có T = 8. Suy ra: 7,9ln(1,0245 – d) + 61,84 = 8

 ln1,0245d=2  692395
 1,0245d=e2  692395
 d=1,0245e2  6923951,0234.

Vậy khối lượng riêng của nước biển ở vùng biển đó là d ≈ 1,0234 (g/cm3).


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận