Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
10613 lượt thi 30 câu hỏi 30 phút
Câu 1:
Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì ?
A. B âm, C dương, D dương.
B. B âm, C dương, D âm.
C. B âm, C âm, D dương.
D. B dương, C âm, D dương.
Câu 2:
Tại một điểm M trên đường sức điện trường, vectơ cường độ điện trường có phương
A. vuông góc với đường sức tại M.
B. đi qua M và cắt đường sức đó tại một điểm N nào đó.
C. trùng với tiếp tuyến với đường sức tại M.
D. bất kì.
Câu 3:
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng thực hiện công
B. tốc độ biến thiên của điện trường.
C. mặt tác dụng lực.
D. năng lượng.
Câu 4:
Một điện tích q > 0 di chuyển một đoạn d theo hướng một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường là E thì công của lực điện trường thực hiện là
A.
B.
C.
D.
Câu 5:
Khi hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ điện tăng lên 2 lần thì
A. điện tích của tụ điện tăng lên 2 lần
B. điện tích của tụ điện giảm đi 2 lần
C. điện dung của tụ điện tăng lên 2 lần.
D. điện dung của tụ điện giảm đi 2 lần.
Câu 6:
Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
B. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau
C. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau
D. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.
Câu 7:
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động.
B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên.
D. nam châm chuyển động.
Câu 8:
Cho một điện tích thử q> 0 chuyển động trong một điện trường đều dọc theo đường sức điện, theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?
A. AMN=ANP.
B. AMN>ANP
C. AMN<ANP.
D. Không đủ điều kiện để so sánh AMN và ANP.
Câu 9:
Chọn phát biểu sai?. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích phụ thuộc vào
A. điện trường
B. hình dạng đường đi.
C. hiệu điện thế ở hai đầu đường đi
D. Điện tích dịch chuyển
Câu 10:
Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. các điện tích tự do được tạo ra trong vật
B. các điện tích bị mất đi.
C. eletron chuyển từ vật này sang vật khác.
D. vật bị nóng lên.
Câu 11:
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
B. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
C. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 12:
Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 13:
Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ.
B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích.
D. điểm phát ra điện tích.
Câu 14:
Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 15:
Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là
A. các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B. các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
C. hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
D. các đường sức là các đường có hướng.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.
Câu 17:
Vectơ cường độ điện trường của sóng điện từ ở tại điểm M có hướng thẳng đứng từ trên xuống, vecto cảm ứng từ của nó nằm ngang và hướng từ Tây sang Đông. Hỏi sóng này đến điểm M từ hướng nào?
A. từ phía Tây.
B. từ phía Nam.
C. từ phía Bắc
D. từ phía Đông.
Câu 18:
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng?
A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.
Câu 20:
Xét tương tác giữa hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – long tăng 2 lần thì hằng số điện môi.
A. tăng 2 lần.
B. giảm 4 lần.
C. không đổi
D. giảm 2 lần.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10‒19 C
B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10‒31 kg
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion
D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác
Câu 22:
Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định, được xác định theo công thức
Câu 23:
Ban đầu đặt vào hai bản tụ một hiệu điện thế nào đó. Nếu ta tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp hai lần thì điện dung của tụ
A. Không đổi
B. tăng bốn lần.
C. tăng hai lần
D. giảm hai lần.
Câu 24:
Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương thì các vật còn lại:
A. B âm, C dương, D âm.
B. B dương, C âm, D dương.
C. B âm, C dương, D dương.
D. B âm, C âm, D dương.
Câu 25:
Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do:
A. Nước sông.
B. Nước biển
C. Nước mưa
D. Nước cất.
Câu 26:
Hãy chọn phát biểu đúng. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí.
Câu 27:
Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không
A. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.
B. là lực hút khi hai điện tích đó trái dấu.
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. có phương là đường thẳng nối hai điện tích.
Câu 28:
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
Câu 29:
Đặt điện tích q trong điện trường với vecto cường độ điện trường có độ lớn là E. Lực điện tác dụng lên điện tích có độ lớn:
Câu 30:
Hãy chọn phát biểu đúng. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
C. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ thuận với tích khối lượng của hai điện tích.
2123 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com