Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
3988 lượt thi câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?
A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường
B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường
C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước
D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường
Nội dung định luật bảo toàn điện tích là
A. Khi không có tương tác với bên ngoài thì tổng đại số các điện tích của hệ được bảo toàn
B. Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích luôn bằng 0
C. Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích được bảo toàn
D. Trong hệ cô lập về điện, tổng độ lớn các điện tích được bảo toàn
Câu 2:
Khi đưa 2 điện tích dương ra xa nhau, lực điện trường sẽ sinh công
A. bằng 0
B. dương
C. âm
D. có thể dương
Câu 3:
Trong một điện trường đều, hiệu điện thế giưa x điểm M và N cách nhau 0,2 m là 10 V. Hiệu điện thế giữa điểm M và Q cách nhau là 0,4 m là
A. chưa đủ dữ kiện để xác định
B. 20 V
C. 5 V
D. 10 V
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây về tụ điện là không đúng?
A. Tụ điện là hệ thống các vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau
B. Để tích điện cho tụ, cần nối hai đầu tụ với một hiệu điện thế
C. Để tăng điện dung của tụ, thì tăng hiệu điện thế hai đầu tụ
D. Tụ xoay thay đổi hiệu điện thế bằng cách thay đổi phần diện tích phần bản tụ đối nhau
Câu 5:
Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển
C. Đơn vị của suất điện động là Jun
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở
Câu 6:
Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch
A. tăng 4 lần
B. tăng 2 lần
C. không đổi
D. giảm 2 lần
Câu 7:
Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính
C. giảm 2 lần
D. không đổi
Câu 8:
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K
Câu 9:
Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là
A. do tác nhân dên ngoài
B. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa
C. lực điện trường bứt electron khỏi nguyên tử
D. nguyên tử tự suy yếu và tách thành electron tự do và ion dương
Câu 10:
Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 300 V/m và 400 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 100 V/m
B. 700 V/m
C. 500 V/m
D. 600 V/m
Câu 11:
Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J
B. 40 J
C. 40 mJ
D. 80 mJ
Câu 12:
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. 500 V.
B. 1000 V.
C. 2000 V.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 13:
Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ tăng thêm 12,5 mJ thì hai đầu tụ phải có hiệu điện thế là
A. 15 V
B. 7,5 V
C. 20 V
D. 40 V
Câu 14:
Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là
A. 4 C
B. 8 C
C. 4,5 C
D. 6 C
Câu 15:
Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút
B. 1/40 phút
C. 40 phút
D. 10 phút
Câu 16:
Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 2 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là
A. 10 V và 12 V
B. 20 V và 22 V
C. 10 V và 2 V
D. 2,5 V và 0,5 V
Câu 17:
Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 9 V và 3 Ω
B. 9 V và 1/3 Ω
C. 3 V và 3 Ω
D. 3 V và 1/3 Ω
Câu 18:
Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 2 mm thì điện trở của dây là 16 Ω. Nếu làm bằng dây dẫn có đường kính 4 mm thì điện trở của dây thu được là
A. 8 Ω
B. 4 Ω
C. 2 Ω
D. 1 Ω
Câu 19:
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
A. 6,7 A
B. 3,35 A
C. 24124 A
D. 108 A
798 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com