Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
1823 lượt thi 17 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50°C, có điện trở suất α=4,1.10−3K−1. Điện trở của sợi dây đó ở 100°C là:
A. 86,6Ω
B. 89,2Ω
C.95Ω
D. 82Ω
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion dương và ion âm
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
Câu 3:
Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 135Ω ở nhiệt độ 25°C, điện trở của sợi dây đó ở 300°C là 298Ω. Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:
A. 4,8.10−3K−1
B. 4,4.10−3K−1
C. 4,3.10−3K−1
D. 4,1.10−3K−1
Câu 4:
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT=65μV/K được đặt trong không khí ở 250C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2370C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E=13,00mV
B. E=13,58mV
C. E=13,98mV
D. E=13,78mV
Câu 5:
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT=48(μV/K) được đặt trong không khí ở 28°C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E=6mV. Nhiệt độ của mối hàn còn là:
A. 125°C
B. 398°C
C. 153°C
D. 418°C
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm
C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm
D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm
Câu 7:
Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều dài của vật dẫn
B. Chiều dài và tiết diện vật dẫn
C. Tiết diện của vật dẫn
D. Nhiệt độ và bản chất của vật dẫn
Câu 8:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với kim loại?
A. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng
B. Hạt tải điện là các ion tự do
C. Khi nhiệt độ không đổi, dòng điện tuân theo định luật Ôm
D. Mật độ hạt tải điện không phụ thuộc vào nhiệt độ
Câu 9:
Một dây bạch kim ở 20°C có điện trở suất ρ0=10,6.10−8Ωm. Tính điện trở suất ρ của dây dẫn này ở 500°C. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là α=3,9.10−3K−1
A. ρ=31,27.10−8Ωm
B. ρ=20,67.10−8Ωm
C. ρ=30,44.10−8Ωm
D. ρ=34,28.10−8Ωm
Câu 10:
Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt nhiệt điện động αT=65μV/K đặt trong không khí ở 20°C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232°C. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện khi đó là:
A. 13,00 mV
B. 13,58 mV
C. 13,98 mV
D. 13,78 mV
Câu 11:
Đương lượng điện hóa của niken k=0,3.10−3g/C. Một điện lượng 2C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt là:
A. 6.10−3 g
B. 6.10−4 g
C. 1,5.10−3 g
D. 1,5.10−4 g
Câu 12:
Đương lượng điện hóa của đồng là k=3,3.10−7kg/C. Muốn cho trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, với cực dương bằng đồng xuất hiện 16,5g đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là
A. 5.103 C
B. 5.104 C
C. 5.105C
D. 5.106 C
Câu 13:
Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là:
A. Các electron bứt khỏi các phân tử khí
B. Sự ion hóa do va chạm
C. Sự ion hoá do các tác nhân đưa vào trong chất khí
D. Không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi
Câu 14:
Chọn câu sai:
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0°C các chất khí dẫn điện tốt
Câu 15:
Cho mạch điện như hình vẽ:
Ba nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. R1=2Ω, R2=6Ω. Bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng và có điện trở Rp=0,5Ω. Sau một thời gian điện phân 386 giây, người ta thấy khối lượng của bên cực làm catot tăng lên 0,636 gam.
Xác định cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua từng điện trở?
A. Ip=5A;I1=3,75A;I2=1,25A
B. Ip=3,75A;I1=5A;I2=1,25A
C. Ip=5A;I1=1,25A;I2=3,75A
D. Ip=1,25A;I1=5A;I2=3,75A
Câu 16:
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,5Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1=20Ω, R2=9Ω, R3=2Ω, đèn Đ loại 3V-3W, Rp là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6A, ampe kế A2 chỉ 0,4A. Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân?
A. 0,2A và 12Ω
B. 0,2A và 24Ω
C. 0,2A và 22Ω
D. 0,6A và 12Ω
Câu 17:
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,5Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1=20Ω, R2=9Ω, R3=2Ω, đèn Đ loại 3V-3W, Rp là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6A, ampe kế A2 chỉ 0,4A. Tính số pin của bộ nguồn?
A. 11
B. 12
C. 13
D. 14
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com