Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2888 lượt thi 36 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là
A. Tesla (T)
B. Henri (H)
C. Vêbe (Wb)
D. Fara (F)
Câu 2:
Hiện tượng tự cảm thực chất là hiện tượng
A. dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu
B. cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên
C. xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường
D. cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn nhất khi
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện giảm nhanh
C. Dòng điện có giá trị lớn
D. Dòng điện biến thiên nhanh
Câu 4:
Suất điện động tự cảm có độ lớn lớn khi
A. dòng điện tăng nhanh
B. dòng điện có giá trị nhỏ
C. dòng điện có giá trị lớn
D. dòng điện không đổi
Câu 5:
Ống dây điện hình trụ có chiều dài tăng gấp đôi (các đại lượng khác không thay đổi) thì độ tự cảm
A. không đổi
B. tăng 4 lần
C. tăng hai lần
D. giảm hai lần
Câu 6:
Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần (các đại lượng khác không thay đổi) thì độ tự cảm
A. tăng hai lần
B. tăng bốn lần
C. giảm hai lần
D. giảm 4 lần
Câu 7:
Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng 2 lần (các đại lượng khác không thay đổi) thì độ tự cảm
A. tăng tám lần
C. giảm 2 lần
Câu 8:
Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:
A. L
B. 2L
C. 0,5L
D. 4L
Câu 9:
Di chuyển con chạy của biến trở đế dòng điện trong một mạch điện biến đổi. Trong khoảng 0,5 s đầu dòng điện tăng đều từ 0,1 A đến 0,2 A; 0,3 s tiếp theo dòng điện tăng đều từ 0,2 A đến 0,3 A; 0,2 s ngay sau đó dòng điện tăng đều từ 0,3 A đến 0,4 A. Độ lớn của suất điện động tự cảm trong mạch, trong các giai đoạn tương ứng là e1, e2 và e3. Khi đó
A. e1 < e2 < e3
B. e1 > e2 > e3
C. e2 < e3 < e1
D. e3 > e1 > e2
Câu 10:
Trong một mạch điện có một bộ acquy, một ống dây và một công tắc thì:
A. ngay sau khi đóng công tắc, trong mạch có suất điện động tự cảm
B. sau khi đóng công tắc ít nhất 30s, trong mạch mới xuấ hiện suất điện động tự cảm
C. khi dòng điện trong mạch đã ổn định, trong mạch vẫn còn suất điện động tự cảm
D. khi dòng điện trong mạch đã ổn định, ống dây không cản trở dòng điện
Câu 11:
Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 0,5 m gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20 cm
A. 0,088 H
B. 0,079 H
C. 0,125 H
D. 0,064 H
Câu 12:
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Trong khoảng thời gian 0,05 s, dòng điện trong cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là
A. 4V
B. 0,4 V
C. 0,02 V
D. 8 V
Câu 13:
Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,5 H, trong đó dòng điện tăng đều với tốc độ 200 A/s thì suất điện động tự cảm là
A. −100 V
B. 20 V
C. 100 V
D. 200V
Câu 14:
Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo công thức i = 0,4(5 − t), i tính bằng A, t tính bằng s. Nếu ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005 H thì suất điện động tự cảm trong nó là
A. 1,5 mV
B. 2 mV
C. 1 mV
D. 2,5 mV
Câu 15:
Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ i1 = 1 A đến i2 = 2 A, suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn bằng 20 V. Hệ số tự cảm của ống dây là
A. 0,1 H
B. 0.4 H
C. 0,2 H
D. 8,6 H
Câu 16:
Suất điện động tự cảm 0,75 V xuất hiện trong một cuộn cảm có L = 25 mH; tại đó cường độ dòng điện giảm từ giá trị I xuống 0 trong 0,01 s. Tính I
A. 0,1 A
B. 0.4 A
C. 0.3A
D. 0,6 A
Câu 17:
Trong một mạch kín có độ tự cầm 0,5.10-3H, nếu suất điện động tự cảm có độ lớn bằng 0,25 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện là L
A. 250A/s
B. 400A/s
C. 600 A/s
D. 500 A/s
Câu 18:
Một ống dây dài ℓ = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
A. 42 pWb
B. 0,4 pWb
C. 0,2 pWb
D. 86 pWb
Câu 19:
Một ống dây dài ℓ = 30cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là
A. 0,15 V
B. 0,42 V
C. 0°24 V
D. 8,6 V
Câu 20:
Một cuộn cảm thuần có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong không đáng kể. Sau thời gian Δt cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A. Nếu cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian thì Δt bằng
A. 2,5 s
B. 0,4 s
C. 0,2 s
D. 4,5 s
Câu 21:
Một cuộn thuần cảm có L = 50 mH mắc nối tiếp với điện trở R = 20 Ω rồi nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện tại thời điểm ban đầu (i = 0) và tại thời điểm dòng điện đạt đến giá trị 2 A lần lượt là
A. 2000 A/s và 1000 A/s.
B. 1600 A/s và 800 A/s.
C. 1600 A/s và 800 A/s.
D. 1800 A/s và 1000 A/s.
Câu 22:
Cho dòng điện chạy vào ống dây có độ tự cảm L = 0,015 H. Hình vẽ biểu thị chiều (chiều dương) dòng điện i trong ống dây ở thời điểm t = 0. Sau đó dòng điện biến thiên theo thời gian như đồ thị trên hình. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi theo thời gian của suất điện động tự cảm trong ống dây là hình
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Câu 23:
Một đèn Neon được mắc vào mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 1,6 V, điện trở 1 Ω, R = 7 Ω và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 10 mH. Khi khóa K bóng đèn không sáng. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của đèn đạt tới 80 V thì đèn lóe sáng do hiện tượng phóng điện. Xác định khoảng thời gian ngắt khóa k để cắt nguồn điện, tạo ra suất điện động tự cảm làm đèn Neon sáng.
A. 25 µs
B. 30 µs
C. 40 µs
D. 50 µs
Câu 24:
Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ, làm từ vật liệu siêu dẫn có độ tự cảm L, có khối lượng m, có kích thước D, t, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phang của nó (mặt phang thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Bỏ qua mọi ma sát và chiều dài D đủ lớn để khung dây không ra khỏi từ trường. Nếu khung dao động điều hòa với tần số góc ω thì
A. mB2ℓ2=Lω2
B. mB2ℓ2=2Lω2
C. B2ℓ2=2mLω2
D. B2ℓ2=mLω2
Câu 25:
Dọc theo hai thanh kim loại rất dài đặt song song thẳng đứng, cách nhau một khoảng ℓ có một đoạn dây MN khối lượng m có thể trượt không ma sát trên hai thanh và luôn tiếp xúc điện với hai thanh. Hai đầu trên của hai thanh nối với nhau bằng cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L. Toàn bộ hệ thống đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh. Điện trở của hai thanh, của đoạn dây MN, của dây nối bằng không. Thanh MN được giữ đứng yên tại vị trí M0N0 và buông nhẹ ở thời điểm t = 0. Độ dời cực đại của đoạn MN so với vị trí ban đầu là
A. mgL(B2ℓ2)
B. mgL(2B2ℓ2)
C. 3mgL(B2ℓ2)
D. 2mgL(B2ℓ2)
Câu 26:
Dọc theo hai thanh kim loại rất dài đặt song song thẳng đứng, cách nhau một khoảng ℓ có một đoạn dây MN khối lượng m có thể trượt không ma sát trên hai thanh và luôn tiếp xúc điện với hai thanh. Hai đầu trên của hai thanh nối với nhau bằng cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L. Toàn bộ hệ thống đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh. Điện trở của hai thanh, của đoạn dây MN, của dây nối bằng không. Thanh MN được giữ đứng yên tại vị trí M0N0 và buông nhẹ ở thời điểm t = 0. Dòng điện tức thời trong mạch có độ lớn cực đại là
A. mgBℓ
B. 2mgBℓ
C. 3mgBℓ
D. mg2Bℓ
Câu 27:
Đặt một điện áp không đổi u vào hai đầu một ống dây có độ tự cảm L = 250 mH và điện trở R = 0,3Ω. Thời gian từ lúc có dòng điện đến khi cường độ dòng điện trong ống đạt được 25% giá trị ổn định bằng
A. 0,21 s
B. 0,42 s
C. 0,12 s
D. 0,24 s
Câu 28:
Một cuộn tự cảm cố độ tự cảm 0,1 H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200 A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có độ lớn
A. 10 V
C. 0,1 kv
D. 2,0 kv
Câu 29:
Dòng điện qua một ống dây biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 1 A đến 2 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn 20 V. Độ tự cảm của ống dây là
B. 0,2 H
C. 0,3 H
D. 0,4 H
Câu 30:
Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01 s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị:
A. 0,032 H
B. 0,04 H
C. 0,25 H
D. 4,0H
Câu 31:
Cho dòng điện 10 A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là 5.10−2Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 5mH.
B. 50 mH.
C. 500 mH.
D. 5 H.
Câu 32:
Tính độ tự cảm của một ống dây. Biết sau thời gian Δt = 0,01 s, cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1 A đến 2,5 A thì suất điện động tự cảm là 30 V
B. 0,4 H
Câu 33:
Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Độ tự cảm của ống dây là
A. 4π.10−4H
B. 8π.10−4H
C. 12,5π.10−4H
D. 6,25π.10−4H
Câu 34:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là
B. 1,48 V
C. 0,30 V
D. 3,00 V
Câu 35:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây
A. 0,95 V
C. 0,74V
D. 0,86 V
Câu 36:
Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây đặt trong không không khí mang dòng điện cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 512.10-5 Wb
B. 512.10-6 Wb
C. 256.10−5 Wb
D. 256.10−4 Wb
578 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com