Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2151 lượt thi 33 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
A. Có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó
B. Có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó
C. Có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó
D. Có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó
Câu 2:
Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. Gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó
B. Gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó
C. Gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
D. Gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh
Câu 3:
Từ phổ là:
A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường
B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm
D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song
Câu 4:
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ
D. Các đường sức từ là những đường cong kín
Câu 5:
Từ trường đều là từ trường có:
A. Các đường sức song song và cách đều nhau
B. Cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau
C. Lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau
D. Các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B
Câu 6:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Câu 7:
Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10−2N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,4(T)
B. 0,8(T)
C. 1(T)
D. 1,2(T)
Câu 8:
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. Lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây
B. Lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây
C. Lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
Câu 9:
Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6cm có dòng điện I=5A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F=7,5.10−2N. Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
A. 0,50
B. 300
C. 600
D. 900
Câu 10:
Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. BM=2BN
B. BM=4BN
C. BM=12BN
D. BM=14BN
Câu 11:
Dòng điện I=1A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10cm có độ lớn là:
A. 2.10−8T
B. 4.10−6T
C. 2.10−6T
D. 4.10−7T
Câu 12:
Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5A cảm ứng từ đo được là 31,4.10−6T . Đường kính của dòng điện đó là
A. 10cm
B. 20cm
C. 22cm
D. 26cm
Câu 13:
Một dòng điện có cường độ I=5A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B=4.10−5T. Điểm M cách dây một khoảng:
A. 25cm
B. 10cm
C. 5cm
D. 2,5cm
Câu 14:
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10cm cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10−5T. Cường độ dòng điện chạy trên dây là
A. 10A
B. 20A
C. 30A
D. 50A
Câu 15:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I1=5A, cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 một đoạn 8cm. Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có
A. Cường độ I2=2(A) và cùng chiều với I1
B. Cường độ I2=2(A) và ngược chiều với I1
C. Cường độ I2=1(A) và cùng chiều với I1
D. Cường độ I2=1(A) và ngược chiều với I1
Câu 16:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1=5A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2=1A ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. 5,0.10−6 T
B. 7,5.10−6 T
C. 5,0.10−7 T
D. 7,5.10−7 T
Câu 17:
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với:
A. Các điện tích chuyển động
B. Nam châm đứng yên
C. Các điện tích đứng yên
D. Nam châm chuyển động
Câu 18:
Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. Thẳng đứng hướng từ trên xuống
B. Thẳng đứng hướng từ dưới lên
C. Nằm ngang hướng từ trái sang phải
D. Nằm ngang hướng từ phải sang trái
Câu 19:
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ
Câu 20:
Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. Phương ngang hướng sang trái
B. Phương ngang hướng sang phải
C. Phương thẳng đứng hướng lên
D. Phương thẳng đứng hướng xuống
Câu 21:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1=2A và I2=5A . Lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của mỗi dây là:
A. Lực hút có độ lớn 4.10−6N
B. Lực hút có độ lớn 4.10−7N
C. Lực đẩy có độ lớn 4.10−7N
D. Lực đẩy có độ lớn 4.10−6N
Câu 22:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10−6(N). Khoảng cách giữa hai dây đó là
B. 12cm
C. 15cm
D. 20cm
Câu 23:
Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là
A. F'=2.10−7I1I2r2
B. F'=2π.10−7I1I2r2
C. F'=2.10−7I1I2r
D. F'=2π.10−7I1I2r
Câu 24:
Dòng điện cường độ 5A chạy qua khung dây dẫn tam giác vuông MNP theo chiều MNPM như hình vẽ. MN=50cm, NP=120cm. Từ trường đều B=0,01T vuông góc với mặt phẳng khung dây. Lực từ tác dụng lên cạnh MP của khung dây có giá trị?
A. 0N
B. 0,035N
C. 0,065N
D. 0,04N
Câu 25:
Dòng điện 3A chạy qua đoạn dây dẫn dài 10m đặt trong từ trường đều có B=3.10−2T. Lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 15° là:
A. 0,869N
B. 0,32N
C. 0,15N
D. 0,233N
Câu 26:
Treo dây MN=10cm, khối lượng 15g bằng hai dây không giãn khối lượng không đáng kể. Độ lớn cảm ứng từ 0,4T có phương vuông góc với đoạn dây, chiều từ trên xuống (như hình vẽ). Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng khi đoạn dây MN nằm cân bằng là bao nhiêu? Biết cường độ dòng điện qua đoạn dây MN là 2A, lấy g=10m/s2
A. 28,070
B. 57,760
C. 300
D. 32,230
Câu 27:
Cho một khung dây hình chữ nhật ABCD có AB=5cm; BC=10cm, có dòng điện I=5A chạy qua đặt trong một từ trường đều có các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây và hướng từ ngoài vào trong như hình vẽ. Biết B=0,02T. Độ lớn lực từ do từ trường đều tác dụng lên cạnh AB và CD của khung dây là
A. FAB=FCD=0N
B. FAB=5.10−3,FCD=10.10−3N
C. FAB=FCD=5.10−3N
D. FAB=10.10−3,FCD=5.10−3N
Câu 28:
Một dây dẫn được uốn thành một khung dây có dạng hình tam giác vuông ABC như hình vẽ.
Đặt khung dây vào trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B→ song song với cạnh AC. Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ. Cho AB=4cm, AC=3cm, B=2.10−3T, I=5A. Lực từ tác dụng lên cạnh AB của khung dây có giá trị:
A. FAB=2,5.10−4N
B. FAB=0N
C. FAB=4.10−4N
D. FAB=1,25.10−4N
Câu 29:
Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:
A.
B.
C.
D.
Câu 30:
Một electron bay vào trong từ trường đều với vận tốc 3.106m/s vuông góc với từ trường có độ lớn 0,25T. Độ lớn của lực lorenxơ có giá trị là bao nhiêu? Biết e=−1,6.10−19C
A. 1,2.10−13N
B. −1,92.10−12N
C. 1,92.10−12N
D. −1,2.10−13N
Câu 31:
Electron khối lượng 9,1.10−31kg, chuyển động với vận tốc 2.107m/s vuông góc trong từ trường đều. Quỹ đạo của electron là đường tròn đường kính 20mm. Độ lớn cảm ứng từ có giá trị là
A. 5,69.10−3T
B. 0,0114T
C. 1,14.10−5T
D. 5,69.10−6T
Câu 32:
Một hạt mang điện tích 10−6C, khối lượng 10−4g chuyển động vuông góc từ trường đều cảm ứng từ B=0,2T. Chu kì chuyển động của điện tích trên là
A. 2π(s)
B. 1π(s)
C. 1(s)
D. π(s)
Câu 33:
Cho hai dây dẫn thẳng, dài, song song và một khung dây hình chữ nhật cùng nằm trong một mặt phẳng đặt trong không khí và có các dòng điện chạy qua như hình vẽ.
Biết I1=15A; I2=10A; I3=4A; a=15cm; b=10cm; AB=15cm; BC=20cm. Xác định lực từ do từ trường của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng tác dụng lên cạnh BC của khung dây
A. FBC=2,4.10−5N
B. FBC=0N
C. FBC=128.10−6N
D. FBC=60.10−6N
430 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com