Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
8430 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:
A. 17,22
B. 18,16
C. 19,38
D. 21,54
Câu 2:
Có 3 mẫu chất rắn đã được nhuộm đồng màu: Fe; FeO; Fe2O3. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết đồng thời 3 chất này?
A. HCl.
B. H2SO4 đặc.
C. HNO3 loãng.
D. CuSO4 loãng.
Câu 3:
Điện phân 200ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 1M trong thời gian 5790 giây với cường độ dòng điện một chiều I = 2,5 A. Ngắt dòng điện rồi cho ngay 200 ml dung dịch HNO3 0,5M vào bình điện phân, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là:
A. 0,28
B. 0,56
C. 1,40
D. 1,12
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2
B. 12,6
C. 18
D. 24
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn 24,72 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, Cu2S và FeS2 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, vừa đủ) thu được V lít khí SO2 (đktc) và dung dịch Y chứa 55,6 gam muối. Mặt khác, cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 124,86 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu2S trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26,7%
B. 14,1%
C. 19,4%
D. 24,8%
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,5
B. 8,5
C. 8,0
D. 9,0
Câu 7:
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây
A. NaCl.
B. FeCl3.
C. H2SO4.
D. Cu(NO3)2.
Câu 8:
Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây
A. Fe2O3 và CuO.
B. Al2O3 và CuO.
C. MgO và Fe2O3.
D. CaO và MgO.
Câu 9:
Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaHSO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A. 3,36 gam.
B. 5,60 gam
C. 2,80 gam.
D. 2,24 gam.
Câu 10:
Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:
A. AgNO3 và H2SO4 loãng
B. ZnCl2 và FeCl3
C. HCl và AlCl3
D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội
Câu 11:
Cho hỗn hợp Cu và Fe hòa tan vào dung dịch H2SO4 đặc nóng tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần Cu không tan. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm
A. Fe(OH)2.
B. Fe(OH)2, Cu(OH)2
C. Fe(OH)3, Cu(OH)2.
D. Fe(OH)3.
Câu 12:
Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 5,12.
B. 3,84.
C. 2,56.
D. 6,96.
Câu 13:
Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 14,35.
B. 17,59.
C. 17,22.
D. 20,46.
Câu 14:
Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với HCl dư, sau phản ứng còn lại 3,2 gam Cu. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là:
Câu 15:
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, III và IV.
B. II, III và IV.
C. I, II và IV.
D. I, II và III.
Câu 16:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 17:
Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 18:
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Ag
C. BaCl2
D. Fe
Câu 19:
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm?
A. Cu, Fe, Al, Mg.
B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
D. Cu, Fe, Al, MgO.
Câu 20:
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4 và FeSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3
Câu 21:
Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Câu 22:
Cho 5,376 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 10,44 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. FeO; 75%.
B. Fe2O3; 75%.
C. Fe2O3; 65%.
D. Fe3O4; 75%.
Câu 23:
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52.
B. 2,22.
C. 2,62.
D. 2,32.
Câu 24:
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là
A. 0,224 lít và 3,750 gam.
B. 0,112 lít và 3,750 gam.
C. 0,224 lít và 3,865 gam.
D. 0,112 lít và 3,865 gam.
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.
Câu 26:
Câu nào đúng khi nói về gang
A. Gang là hợp kim của Fe có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. Gang là hợp kim của Fe có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. Gang là hợp kim của Fe có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
D. Gang là hợp kim của Fe có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
Câu 27:
Cho 2,52 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,88 gam.
B. 4,61 gam.
C. 2,16 gam.
D. 4,40 gam.
Câu 28:
Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 là
A. Fe(NO2)2, O2
B. Fe, NO2,O2
C. Fe2O3,NO2,O2
D. FeO, NO2,O2
Câu 29:
Cho phản ứng hóa học: Cr2O3 + X →Cr + Y.
X có thể là
A. Fe.
B. Al.
C. Cu.
D. Au.
Câu 30:
Cho sơ đồ phản ứng Cr →+Cl2, t0X →+NaOH, t0Y.
Chất Y trong sơ đồ trên là
A. Na2Cr2O7.
B. NaCrO2.
C. Cr(OH)3.
D. Cr(OH)2.
Câu 31:
Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Fe (tỉ lệ mol là 1:5) vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Chất tan có trong Y là
A. HCl, FeCl2.
B. FeCl2, FeCl3.
C. HCl, FeCl3.
D. HCl, FeCl2, FeCl3.
Câu 32:
Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít NO (sản phẩm khủ duy nhất N+5, ở đktc) và dung dịch Y. Biết Y hoàn tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 9,52.
C. 3,92.
D. 4,48.
Câu 33:
Cho phản ứng hóa học: Al + FexOy →t0Z + Al2O3.
Chất Z là
A. FeO.
B. Fe2O3
C. Fe3O4.
D. Fe.
Câu 34:
Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. [Ar]3d64s2
B. [Ar]3d6
C. [Ar]3d5
D. [Ar]4s24p4
Câu 35:
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch X, 4,48 lít khí NO và NO2 là hai sản phẩm khử và còn lại 13,2 gam chất rắn gồm hai kim loại. Các chất có trong dung dịch X là
A. Fe(NO3)3.
B. Cu(NO3)2.
C. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.
Câu 36:
Cho phản ứng
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4→3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. K2Cr2O7 và FeSO4.
B. K2Cr2O7 và H2SO4.
C. H2SO4 và FeSO4.
D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 37:
Cho phản ứng hóa học: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tổng hệ số căn bằng (tỉ lệ tối giản) là
A. 22.
B. 13.
C. 25.
D. 12.
Câu 38:
Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4, Al2O3, Fe2O3 nung nóng thu được chất rắn Y.Thành phần các chất có trong Y là
A. Cu, Fe, Al.
B. CuO, Fe, Al.
C. Cu, Fe, Al2O3.
D. Cu, FeO, Al2O3.
Câu 39:
Cho 132 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 4,6 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch KOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu đươc m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 132.
B. 39.
C. 272.
D. 136.
Câu 40:
Hai oxit nào sau đây đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3 và MgO.
B. ZnO và K2O.
C. FeO và MgO.
D. Fe2O3 và CuO.
1686 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com