Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
23458 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Sóng điện từ và sóng cơ giống nhau ở chỗ
A. có tần số không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
B. có biên độ phụ thuộc vào tần số của sóng
C. có mang năng lượng dưới dạng các photôn
D. có tốc độ lan truyền không phụ thuộc chu kì sóng.
Câu 2:
Cơ năng của con lắc đơn có chiều dài 1, vật có khôi lượng m, tại nơi có gia tốc g, khi dao động bé với biên độ góc a0 được xác định bằng công thức
A. W = 12mglα02
B. W = 2mglα02
C. W = 12mgα02
D. W = mglα02
Câu 3:
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều tần số góc có thì tổng trở của mạch là
A. Z = R2+ωC-1ωL2
B. Z = R2+ωC+1ωL2
C. Z = R2+ωL+1ωC2
D. Z = R2+ωL-1ωC2
Câu 4:
Độ to của âm
A. chỉ phụ thuộc vào tần số của âm
B. tỉ lệ nghịch với mức cường độ âm
C. phụ thuộc vào tần số và biên độ âm
D. chỉ phụ thuộc vào biên độ của âm
Câu 5:
Cho phản ứng hạt nhân n01 + U92235→ Sr3894+ X+ 2n01 . Hạt nhân X có cấu tạo gồm
A. 54 proton và 86 nơtron
B. 54 proton và 140 nơtron
C. 86 proton và 140 nơtron
D. 86 proton và 54 nơtron
Câu 6:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
A. 8,899 m/s
B. 10 m/s
C. 5 m/s
D. 2 m/s
Câu 7:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hổi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng
B. một bước sóng
C. nửa bước sóng
D. hai bước sóng
Câu 8:
Cho 4 tia phóng xạ: tia α, tia β+, tia β- và tia γ đi vào một miền có điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
A. Tia γ
B. Tia β-
C. Tia b+
D. Tia a
Câu 9:
Một máy phát điện xoay chiều một pha vói rôto là nam châm có p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số
A. f = n2p
B. f = np
C. f = p2n
D. f = n2p2
Câu 10:
Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện
C. Khi đi trong không khí, tia αlàm ion hóa không khí và mất dần năng lượng
D. Tia α là dòng các hạt nhân He42
Câu 11:
Từ trường của một thanh nam châm thẳng giông với từ tường tạo bởi
A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
B. một chùm electrón chuyển động song song với nhau
C. một ống dây có dòng điện chạy qua
D. một vòng dây có dòng điện chạy qua
Câu 12:
Tia X có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia hổng ngoại
B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma
C. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ
D. lớn hơn bước sóng của tia màu tím
Câu 13:
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x= 4cos2t+π , trong đó thời gian t tính bằng giây (s). Tần số góc của dao động đó là
A. 2 rad/s
B. p rad/s
C. 4 rad/s
D. 2p rad/s
Câu 14:
Nội năng của một vật bằng
A. tổng động năng và thế năng của vật
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử câu tạo nên vật
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
Câu 15:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều u = U0cosωt
thì cường đô dòng điện trong mạch là i = I0cosωt+π6 , với U0 không đổi. Nếu tăng w lên thì
A. tổng trở của mạch tăng
B. cường độ hiệu dụng trong mạch giảm
C. điện áp hiệu dụng trên R giảm
D. hệ số công suất của mạch tăng
Câu 16:
Trong chân không bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589mm. Năng lượng của photon ứng với bức xạ này có giá trị là
A. 4,22 eV
B. 2,11 eV
C. 0,42 eV
D. 0,21 eV
Câu 17:
Vật A trung hòa về điện cho tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do
A. êlectron di chuyển từ vật A sang vật B
B. điện tích dương từ vật B di chuyến sang vật A
C. ion âm từ vật B di chuyển sang vật A
D. êlectron di chuyên từ vật B sang vật A
Câu 18:
Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos8t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lực hổi phục tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là
A. 0,314N
B. 51,2N
C. 0,512N
D. 31,4N
Câu 19:
Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng không nước thì sau bao lâu sẽ nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng? Cho biết tốc độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g= 10m/s2. Độ sâu của giêng là 11,25 m.
A. 1,5385 s
B. 1,5375 s
C. 1,5675 s
D. 2 s
Câu 20:
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c= 3.108m/s dọc theo các tia sáng
B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau
C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không
D. Phôtôn tổn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động
Câu 21:
Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối
B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
C. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thây có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau thì khác nhau
Câu 22:
Một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần, tụ điện và điện trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V thì cảm kháng cuộn cảm là 25Ω và dung kháng của tụ là 100Ω. Nếu chỉ tăng tần số dòng điện lên hai lần thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là
A. 0 V
B. 120 V
C. 240 V
D. 60 V
Câu 23:
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad ở một nơi có gia tốc trọng trường. Khi vật đi qua vị trí li độ dài cm nó có tô'c độ 14 cm/s. Chiều dài của con lắc đơn là
A. 1m
B. 0,8m
C. 0,4m
D. 0,2m
Câu 24:
Theo mẫu nguyên tử Bo về nguyên tử hidro, coi electron chuyên động tròn đều quanh hạt nhân dưới tác dụng của lực tĩnh điện giữa electon và hạt nhân. Gọi VL và VN lần lượt là tôc độ của electron khi nó chuyên động trên quỹ đạo L và N. Ti số VLVN bằng
A. 0,25
B. 2
C. 4
D. 0,5
Câu 25:
Cho mạch điện như hình vẽ. Một ống dây (không có điện trở trong) dài 40cm, đường kính 4cm có 400 vòng dây quân sát nhau. Biết R = 1,25Ω và r = 1Ω . Từ thông riêng của ông dây bằng 256.10-5Wb ξ có giá trị xấp xỉ bằng
A. 2,0V
B. 4,6V
C. 9,1V
D. 18V
Câu 26:
Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động ξ và điện trở trong r. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức
A. I=ξR + nr
B. I=nξR + rn
C. I=ξR + rn
D. I=ξR + r
Câu 27:
Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã T và biên thành hạt nhân bền Y. Vào thời điểm hiện tại tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X trong mẫu chất là k với k > 3. Trước đó khoảng thời gian 2T thì tỉ lệ trên là
A. (k – 3)/4
B. (k – 3)/2
C. 2/(k – 3)
D. k/4
Câu 28:
Ở hai đầu trạm phát điện có đặt một máy biến áp đế tăng điện áp trưóc khi truyền đi. Máy biến áp có tỉ số vòng dây của cuộn thứ và cuộn sơ là bao nhiếu để để công suất hao phí trên đường dây giảm đi 81 lần. Biết hệ số công suất truyền tải luôn bằng 1, công suất nơi tiêu thụ không đổi và ban đầu độ giảm điện áp trên đường dây bằng 10% điện áp tiêu thụ?
A. 9,1
B. 8,2
C. 8,8
D. 8,5
Câu 29:
Một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do với chu kì T. Tại thời điểm ban đầu t = 0 thi cường độ dòng điện qua cuộn cảm đạt giá trị cực đại, khoảng thòi gian ngắn nhất sau đó về cường độ dòng điện i qua cuộn cảm và điện tích q của một bản tụ liên hệ với nhau theo biểu thức i = -23πq/T là
A. 5T/12
B. T/4
C. T/12
D. T/3
Câu 30:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa tại nơi có gia tôc trọng trường g= π2 m/s2. Chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng, đổ thị của thế năng đàn hổi E theo thời gian t như hình vẽ. Thế năng đàn hổi E0 tại thời điểm to là
A. 0,0612J
B. 0,0756J
C. 0,0703J
D. 0,227J
Câu 31:
Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ l0cm đến 50cm. Để có thể nhìn các vật râ't xa mà mắt không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính có độ tụ bằng bao nhiêu; khi đó khoảng cách thây rõ gần nhât cách mắt một khoảng?
A. -2dp; 12,5cm
B. 2dp; 12,5cm
C. -2.5dp; l0cm
D. 2,5dp; 15cm
Câu 32:
Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động. Quãng đường vật đi được trong 10s đầu tiên bằng
A. 120m
B. 160m
C. 150m
D. 175m
Câu 33:
Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đẩu với vận tốc v1=16m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2=4m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là
A. 10m/s
B. 6,4m/s
C. 8m/s
D. 4m/s
Câu 34:
Một nguồn điện (ξ, r) mắc với mạch có điện trở R = r tạo thành mạch kín thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn (ξ, r) đó bằng ba nguồn giôíng hệt mắc nổì tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch I' bằng
A. 3I
B. 2I
C. 1,5I
D. 2,5I
Câu 35:
Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên lo một đầu giữ cố định ở A đầu kia gắn vào quả cầu khôi lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh (∆) nằm ngang. Thanh (∆) quay đều với vận tốc góc co quanh trục (∆) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm, , m = 10 g; k = 200 N/m
A. 5cm
B. 3,5cm
C. 6cm
D. 8cm
Câu 36:
Đặt một điện áp xoay chiểu ổn định vào hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp. Dùng một đồng hổ đo điện đa năng lí tưởng để đo điện trở thuần R trong mạch. Khi đo điện áp giữa hai đầu điện trở với thang đo 100 V, thì kim chỉ thị của đổng hổ ở vị trí như hình vẽ. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch với thang đo 1A, thì kim chỉ thị của đổng hổ vẫn ở vị trí như cũ. Lây sai số dụng cụ đo là nửa độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo điện trở được viết là
A. R = (100 ± 2)Ω
B. R = (100 ± 8)Ω
C. R = (100 ± 4)Ω
D. R = (100 ± 0,1)Ω
Câu 37:
Một chiếc lốp ôtô chứa không khí ở áp suất 5.105 Pa và nhiệt độ 25°C. Khi chạy nhanh, lốp xe nóng lên, làm nhiệt độ không khí trong lốp xe tăng lên tới 50°C. Tính áp suất của không khí ở trong lốp xe lúc này. Coi thể tích của lốp xe không đổi
A. 2,5.105Pa
B. 10.105Pa
C. 5,42.105Pa
D. 5,84.105Pa
Câu 38:
Một chất điểm thực hiện đổng thòi hai dao động điều hòa cùng phưong cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 và A2, pha ban đầu có thể thay đổi được. Khi hai dao động thành phần cung pha và ngược pha thì năng lượng dao động tổng hợp lần lượt là 8W và 2W. Khi năng lượng dao động tổng hợp là 4W thì độ lệch pha giữa hai dao động thành phần gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 109,5°
B. 86,5°
C. 52,5°
D. 124,5°
Câu 39:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 180 m xuống. Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là
A. 30m
B. 45m
C. 55m
D. 125m
Câu 40:
Một tụ điện có các bản nằm ngang cách nhau 4cm, chiểu dài các bản là l0cm, hiệu điện thế giữa hai bản là 20V. Một êlectron bay và điện trường của tụ điện từ điểm O cách đầu hai bản với vận tốc ban đầu là v0song song với các bản tụ điện. Coi điện trường giữa hai bản tụ là điện trường đều. Để êlectron có thể ra khỏi tụ điện thì giá trị nhỏ nhất của v0 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,7.107 m/s
B. 4,7.106 m/s
C. 4,7.105 m/s
D. 4,7.104m/s
4692 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com