Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam
249 lượt thi 99 câu hỏi 50 phút
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 47:
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Câu 80:
Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do cơ bản nào sau đây?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui.”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).
Câu 13:
a) Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.
a) Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.
Câu 16:
d) Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.
d) Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.
Đoạn văn 2
“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chỉ đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.
(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)
Đoạn văn 3
Tháng 6-1919, khi các nước đế quốc tổ chức Hội nghị Véc-xai, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Bản Yêu sách dù không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận, nhưng đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Về sau, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
Câu 21:
a) Nước Mỹ yêu cầu Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.
a) Nước Mỹ yêu cầu Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.
Câu 23:
c) Bản Yêu sách của nhân dân An Nam buộc nước Pháp phải trao trả cho Việt Nam một số quyền lợi.
c) Bản Yêu sách của nhân dân An Nam buộc nước Pháp phải trao trả cho Việt Nam một số quyền lợi.
Đoạn văn 4
Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1918 – 1923), Nguyễn Ái Quốc có nhiều quyết định quan trọng: Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) để đòi quyền lợi cho dân tộc; Quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); Bước đầu chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam.
Trong những năm hoạt động ở Trung Quốc (1924 – 1927), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chuẩn bị về tư tưởng, chính trị; chuẩn bị về tổ chức, mở nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Đoạn văn 5
“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:
“Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
Đoạn văn 6
“.. Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7... Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt... Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)
Đoạn văn 7
“...Cuốn sách không đề tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu..., cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách lô-gic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.
(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)
Đoạn văn 8
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Lực lượng cách mạng toàn dân tộc (nòng cốt là công – nông). Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”.
Đoạn văn 9
Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, tại Pác Bó (Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt, yêu cầu phải tạm gác các nhiệm vụ khác để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Hội nghị chủ trương “thay đổi chiến lược” và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp là dân tộc giải phóng”.
Cùng với việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, những quyết định của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, ghi nhận sự trở lại của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 và phát triển lên một tầm cao mới.
Đoạn văn 10
Cho bảng niên biểu một số sự kiện tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
28-2-1946 |
Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản. |
3-3-1946 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chọn giải pháp “hoà để tiến”. |
6-3-1946 |
Tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với G. Xanh-tơ-ni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ. |
14-9-1946 |
Trong chuyến thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá. |
19-12-1946 |
Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động và hoạch định đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp. |
1947 - 1954 |
Tham gia họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến: Việt Bắc (1947), Biên giới thu – đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),... |
Đoạn văn 11
“... Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
(Tập biên bản của Đại Hội đồng UNESCO, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)
Đoạn văn 12
“... Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong Lễ truy điệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 tại Hà Nội, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)
Câu 91:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Câu 94:
d) UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
d) UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoạn văn 13
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến đường chi viện chiến lược mang tên Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại, biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Đảng và Nhà nước đã xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển trên khắp cả nước.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Quốc hội khoá VI của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.
50 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%