Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
8092 lượt thi 10 câu hỏi 15 phút
Câu 1:
Nội dung định luật Coulomb là: lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương đường nối hai điện tích điểm
A. có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
B. có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
D. có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
Câu 2:
Nội dung định luật bảo toàn điện tích là
A. Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là số không đổi
B. Trong hệ cô lập về điện, tổng độ lớn các điện tích không đổi
C. Trong hệ vật, tổng độ lớn điện tích không đổi
D. Trong hệ không chịu ngoại lực tác dụng, tổng đại số điện tích là số không đổi
Câu 3:
Đường sức của điện trường đều không có đặc điểm là
A. Các đường sức song song
B. Các đường sức cùng chiều
C. Các đường sức cách đều
D. Các đường sức là các đường cong
Câu 4:
Đơn vị đo cường độ điện trường là
A. N/m
B. V/m
C. V/m2
D. V.m
Câu 5:
Trong một hệ hai điện tích điểm, nếu độ lớn các điện tích và khoảng cách giữa chúng đều được tăng gấp đôi thì độ lớn lực Coulomb
A. tăng 4 lần
B. giảm 4 lần
C. giảm 2 lần
D. không đổi
Câu 6:
Cho hai điện tích điểm có cùng độ lớn nằm cố định cách nhau 2 m trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2,5 thì tương tác tĩnh điện băng lực có độ lớn là 9 N. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 10 nC
B. 1 nC
C. 0,1 mC
D. 0,1 C
Câu 7:
Cho hệ 3 điện tích tự do, chúng chỉ nằm cân bằng được khi
A. chúng nằm trên một đường thẳng và một điện tích trái dấu với hai điện tích còn lại
B. chúng nằm trên một đường thẳng và ba điện tích cùng dấu
C. chúng nằm trên ba đỉnh của một tam giác đều và độ lớn điện tích bằng nhau
D. chúng nằm trên ba đỉnh của một tam giác đều và một điện tích trái dấu với hai điện tích còn lại
Câu 8:
Khi điện tích thử tại một điểm đổi dấu và tăng độ lớn hai lần thì cường độ điện trường tại điểm đó
A. đổi chiều và tăng 2 lần
B. đổi chiều và tăng 4 lần
C. không đổi chiều và giảm 2 lần
D. không đổi chiều và độ lớn
Câu 9:
Cho hai điên tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt cố định trên đường thẳng nằm ngang cách nhau 2 m trong chân không. Cường độ điện trường tại trung điểm hai điện tích có chiều hướng sang phải và độ lớn là 18 kV/m. Điện tích dương nằm phía bên
A. phải và có độ lớn là 1 μC.
B. trái và có độ lớn là 1 μC.
C. phải và có độ lớn là 2 μC.
D. trái và có độ lớn là 2 μC.
Câu 10:
Về mùa khô, kéo áo len qua đầu, ta nghe thấy tiếng nổ nhỏ lách tách. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. sự phóng điện của các điện tích trong quá trình nhiễm điện do cọ xát
B. sự tróng điện trong quá trình nhiễm điện do tiếp xúc
C. sự phóng điện do quá trình nhiễm điện do hưởng ứng
D. sự phóng điện do nhiễm điện theo cả ba cách trên
1618 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com