(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 2)

675 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút

Text 1:

Cho bảng dữ kiện sau đây về thách thức đối với Cộng đồng ASEAN trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Thách thức đối với
Cộng đồng ASEAN

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu; tình hình phức tạp ở Biển Đông,...

Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; tình hình chính trị phức tạp ở một số nước; một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương,...

Sự chênh lệch về thu nhập, khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước.

Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.

Thách thức an ninh phi truyền thống, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,...

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“... Chiều 7-5 ở Điện Biên trời rất đẹp, khi kết thúc trận đánh nắng vàng vẫn còn chiếu sáng trên khắp thung lũng. Lính Pháp, lính lê dương, và nhất là lính da đen An-giê-ri, Ma-rốc, Xê-nê-gan,... ra hàng với thái độ rất vui mừng vì sống sót. Họ vừa reo to, vừa vẫy mạnh những mảnh vải trắng trên tay. Khoảng mấy trăm lính Pháp, lính thuộc địa hàng tháng nay đào ngũ bằng cách trốn trại,... nay thấy chiến tranh đã kết thúc, cũng chạy ùa ra, reo mừng, hô lớn “Phi-ni la ghe!” (Chiến tranh hết rồi!)”.

(Lê Kim, Trận Điện Biên Phủ nhìn từ hai phía, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1994, tr.128 – 129)

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Đặt bút kí vào bản Hiệp định Pa-ri lịch sử, tôi vô cùng xúc động.... Tôi như thay mặt nhân dân và các chiến sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ đấu tranh trên tiền tuyến và trong lao tù cắm ngọn cờ chiến thắng chói lọi. Vinh dự đó đối với tôi thật quả to lớn. Tôi không có đủ lời để nói lên được lòng biết ơn vô tận đối với đồng bào và chiến sĩ ta từ Nam chí Bắc đã chấp nhận mọi hi sinh dũng cảm chiến đấu để có được thắng lợi to lớn hôm nay”.

(Nguyễn Thị Bình, Gia đình, bạn bè và đất nước (Hồi kí), NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr.131)

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.

“Trong nửa sau thế kỉ XX, có một từ đã xuất hiện trong tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạo hoà bình trên thế giới, một từ mà cùng một lúc mang rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là chiến thắng, độc lập, tự do.

Từ đó là Việt Nam.

Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này – từ chỉ tên của một đất nước.

Đó là Hồ Chí Minh”.

(Ro-mét Chan-đờ-ra, Việt Nam và cuộc đấu tranh vì hoà bình, tự do và độc lập, trích trong:
Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.48)

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đã được thông qua tại sự kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông u và Liên Xô?

Xem đáp án

Câu 3:

Sông Bạch Đằng là nơi diễn ra trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến 

Xem đáp án

Câu 4:

Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước 

Xem đáp án

Câu 5:

Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của chính phủ các quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ trong giai đoạn nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 7:

Đối với thế giới, sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã có tác động

Xem đáp án

Câu 8:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 9:

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 10:

Nội dung nào sau đây được coi là nhận định đúng về ASEAN?

Xem đáp án

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Câu 12:

Trong hai ngày 14 và 15-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi ở một số xã, huyện thuộc các địa phương nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 13:

Điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là

Xem đáp án

Câu 14:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) có điểm chung gì sau đây?

Xem đáp án

Câu 15:

Trước khi thực hiện công cuộc Đổi mới (1986), Việt Nam ở trong tình trạng

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 – 1995 là

Xem đáp án

Câu 17:

Lĩnh vực nào sau đây trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả to lớn và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao?

Xem đáp án

Câu 18:

Một trong những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Câu 19:

Trong quan hệ đối ngoại thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đều

Xem đáp án

Câu 21:

Bối cảnh nào sau đây của đất nước cuối thế kỉ XIX đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Câu 22:

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hoạt động của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh được Hồ Chí Minh đưa ra tại sự kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 24:

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức nhằm

Xem đáp án

4.6

135 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%