Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
7028 lượt thi 35 câu hỏi 35 phút
Câu 1:
Một con lắc lò xo đăt trên mặt phẳng gồm lò xo nhẹ, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m. Giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Ở thời điểm t=0, buông nhẹ để 2 vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát, tính từ lúc t=0 đến thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì m2 đi được một đoạn là.
A. 4,6cm
B. 16,9cm
C. 5,7cm
D. 16cm
Câu 2:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0=37 cm, độ cứng K=100N/m, khối lượng không đáng kể. Vật m=400g được gắn vào một đầu của lò xo. Đưa vật lên độ cao h=45cm so với mặt đất (lò xo dưới vật và có phương thẳng) rồi thả nhẹ cho vật và lò xo rơi tự do. Giả sử khi lò xo chạm đất thì đầu dưới của lò xo được giữ chặt và vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g=10m/s2. Biên độ dao động của vật là:
A.52cm
B.45cm
C. 20cm
D. 8cm
Câu 3:
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là
A. 2πmk
B.2πkm
C. mk
D. km
Câu 4:
Một con lắc đơn có chiều dài 80 cm dao động tại nơi có g=10m/s2. Biết rằng lực căng dây của dây treo có giá trị cực đại gấp 4 lần giá trị cực tiểu. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, bỏ qua lực cản. Tốc độ của vật nặng tại thời điểm động năng bằng thế năng là:
A. 2π3m/s
B. 2 m/s
C.π m/s
D. 1 m/s
Câu 5:
Con lắc lò xo gồm vật nặng 100g và lò xo nhẹ độ cứng 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức biên độ F0 và tần số f1=7 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2=7 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 ta có:
A. A1=A2
B. Chưa đủ cơ sở để so sánh.
C. A1<A2
D. A1>A2
Câu 6:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5s; quãng đường vật đi được trong 2s là 32cm. Tại thời điểm t=1,5s vật qua vị trí có li độ theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. x=8cosπt+π6 cm
B. x=4cosπt-7π6 cm
C. x=8cosπt-π3 cm
D. x=4cos2πt-π6 cm
Câu 7:
Hai vật A và B kích thước nhỏ, cùng khối lượng m=1kg được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài l=10cm, và được treo vào lò xo có độ cứng k=100N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2 (hình vẽ). Lấy π2=10. Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng đủ x=23cm cao so với mặt đất, người ta đốt sợi dây nối hai vật để vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật
bằng:
A. 20 cm
B. 50 cm
C. 70 cm
D. 80 cm
Câu 8:
Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Trong một chu kì, thời gian vật có tốc độ lớn hơn một giá trị v0 nào đó là 1s. Tốc độ trung bình của vật khi đi theo một chiều giữa hai vị trí có cùng tốc độ v0 là 20 cm/s. Tốc độ v0 là:
A. 10,5 cm/s
B. 14,8 cm/s
C. 11,5 cm/s
D. 18,1 cm/s
Câu 9:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωf. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi tần số góc ωfthì biên độ dao động của vật nhỏ thay đổi và khi ωf=10 rad/sthì biên độ dao động của vật nhỏ đạt cực đại. Khối lượng m của vật nhỏ là
A. 120g.
B. 40g.
C. 10g.
D. 100g.
Câu 10:
Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.
B. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.
C. véc tơ vận tốc ngược chiều với véc tơ gia tốc.
D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.
Câu 11:
Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lò xo giãn nhiều nhất thì người ta giữa cố định điểm chính giữa của lò xo khi đó con lắc dao động với biên độ A1. Tỉ số A1/A bằng:
A. 12.
B. 22.
C. 32.
D. 1.
Câu 12:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x=4cos(ωt+π6) (cm). Sau thời gian ∆t=5,25s (T là chu kì dao động) tính từ lúc t = 0, vật đi được quãng đường là:
A. 80,732m.
B. 81,462cm.
C. 85,464cm.
D. 96,836cm.
Câu 13:
Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là ∆t1. Lần thứ hai, đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực phục hồi đổi chiều là ∆t2 Tỉ số ∆t1∆t2=23. Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả lần thứ nhất là
A. 0,8.
B. 1,5.
C. 12.
D. 2.
Câu 14:
Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 6s. Gọi S1 là quãng đường vật đi được trong 1s đầu tiên, S2 là quãng đường vật đi được trong 2s tiếp theo và S3 là quãng đường vật đi được trong 4s tiếp theo. Biết tỉ lệ S1 : S2 : S3 = 1 : 3 : k (trong đó k là hằng số) và lúc đầu vật ở vị trí khác vị trí hai biên. Giá trị của k là
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 15:
Tại một nơi trên mặt đất có gia tốc trọng trường g, một con lắc lò xo gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l, độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc ω. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. ω=gl
B. ω=mk
C. ω=km
D. ω=lg
Câu 16:
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 200 N/m, vật nhỏ khối lượng m, dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s. Giá trị của m là
A. 100 g.
B. 200 g.
C. 400 g.
D. 500 g.
Câu 17:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
A. 12mA2
B. 12kA2
C. 12mx2
D. 12kx2
Câu 18:
Một con lắc lò xo vật nặng m = 500g dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Độ cứng k của lò xo là
A. 250N/m.
B. 49N/m
C. 123N/m
D. 62N/m
Câu 19:
Một học sinh khảo sát các đại lượng: li độ, vận tốc, gia tốc, năng lượng của một vật dao động điều hòa vẽ được dạng đồ thị phụ thuộc vào nhau giữa hai đại lượng x và y như đồ thị bên. Nhận định đúng là
A. x biểu diễn đại lượng li độ, y biểu diễn đại lượng năng lượng.
B. x biểu diễn đại lượng li độ, y biểu diễn đại lượng gia tốc.
C. x biểu diễn đại lượng gia tốc, y biểu diễn đại lượng li độ.
D. X biếu diễn đại lượng gia tốc, y biểu diễn đại lượng vận tốc.
Câu 20:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x'x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g=10m/s2và π2=10. Tốc độ trung bình của vật đi từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu lần đầu là
A. 85,7 cm/s
B. 75,8 cm/s
C. 58,7 cm/s
D. 78,5 cm/s
Câu 21:
Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên trên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì con lắc dao động điều hòa với chu kỳ là 3s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều cũng với gia tốc có độ lớn là a thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là 4s. Khi thang máy đứng yên thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là:
A. 5,0 s
B. 2,4 s
C. 3,5 s
D. 3,4 s
Câu 22:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi A, ω và φ lần lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức vận tốc của vật theo thời gian t là
A. v=-Aωsin(ωt+φ)
B. v=Aωcos(ωt+φ)
C. v=-Aω2cos(ωt+φ)
D. v=Aφsin(ωt+φ)
Câu 23:
Ba con lắc lò xo có khối lượng vật nặng lần lượt là m1=75g, m2=87g, m3=78g lò xo có độ cứng k1=k2=k3 chúng dao động điều hòa với tần số lần lượt là f1,f2 và f3. Chọn sắp xếp đúng theo thứ tự tằng dần về độ lớn
A. f3, f2, f1.
B. f1, f3, f2.
C. f1, f2, f3.
D. f2, f3, f1.
Câu 24:
Một vật dao động theo phương trình x=5cos(5πt+0,5π) cm. Biên độ dao động của vật là :
A. 2,5 cm.
B. 5 cm.
C. 10 cm.
D. 0,5 cm.
Câu 25:
Chuyển động của một vật là hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1=4cos(10t-π6) (cm) và x2=A2cos(10t-π6) (cm). Độ lớn của vận tốc ở vị trí cân bằng là 60cm/s. Giá trị của A2 bằng:
A. 4 cm.
B. 6 cm.
C. 2 cm.
D. 8 cm.
Câu 26:
Khi nói về dao động cưỡng bức, dao động duy trì phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ lực cưỡng bức.
B. Dao động duy trì có biên độ không đổi.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
Câu 27:
Cho cơ hệ như hình vẽ, vật nhỏ m1, m2 nối với nhau nhờ sợi dây nhẹ, không dãn có chiều dài l=12 cm , ban đầu lò xo không biến dạng. Tại t0=0 kéo đầu B của lò xo đi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v0=40 cm/s trong khoảng thời gian t thì dừng lại đột ngột của hệ dao động điều hòa. Biết độ cứng của lò xo k=40N/m, m1=400g, m2=600g lấy g=10m/s2. Giá trị của t nhỏ nhất gần nhất với giá trị là:
A. 1,083s.
B. 1,095s.
C. 0,875s.
D. 1,035s
Câu 28:
Một vật dao động điều hòa tần số góc ω và biên độ A. Khi động năng bằng 3 lần thế năng thì tốc độ v của vật có biểu thức
A. v=ωA3
B. v=3ωA3
C. v=±3ωA2
D. v=3ωA2
Câu 29:
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x=Acosωt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
A. mωA2
B. 12mωA2
C. mω2A2
D. 12mω2A2
Câu 30:
Một con lắc lò xo gồm vật nặng và lò xo có độ cứng k=50N/m dao động theo phương thẳng với biên độ 2 cm, tần số góc ω=105 rad/s. Cho g=10m/s2. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian lực đàn hồi của lò xo có độ lớn F không vượt quá 1,5N bằng bao nhiêu?
A. π155s
B. π605s
C. 2π305s
D. 2π155s
Câu 31:
Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là 4π (cm/s). Không kể thời điểm t=0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5 là
A. 4,0 s
B. 3,25 s
C. 3,75 s
D. 3,5 s
Câu 32:
Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng biên độ A trên một đường thẳng và có chung vị trí cân bằng tại O. Nếu ban đầu cả hai chất điểm đang ở O và chuyển động cùng chiều thì sau 0,5s chúng gặp nhau lần đầu tiên. Còn nếu ban đầu cả hai đang ở O nhưng chuyển động ngược chiều thì khi gặp nhau lần đầu tiên, chất điểm thứ nhất đã đi nhiều hơn chất điểm thứ hai quãng đường là 0,5A. Chu kì dao động của chất điểm thứ hai gần giá trị nào sau đây?
A. 1 s
B. 2 s
C. 3 s
D. 4 s
Câu 33:
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m và dây treo có chiều dài l, điểm treo tại O. Vật được đưa ra khỏi vị trí cân bằng tới vị trí sao cho dây treo lệch góc α0=6o so với phương thẳng đứng rồi buông không vận tốc ban đầu. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì dây treo vướng đinh tại I ở dưới O, trên đường thẳng đứng cách O một khoảng IO = 0,4l. Tỉ số lực căng của dây treo ngay trước và sau khi vướng đinh là:
A. 0,9928
B. 0,8001
C. 0,4010
D. 0,6065
Câu 34:
Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1=5cos(2πt+0,75π)(cm) và x2=10cos(2πt+0,5π)(cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng
A. 0,25π
B. 1,25π
C. 0,5π
D. 0,75π
Câu 35:
Chọn công thức đúng về tần số dao động điều hòa của con lắc đơn:
A. f=12πgl
B. f=12πlg
C. f=2πgl
D. f=2πlg
1406 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com