43 Bài tập Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) có đáp án

91 người thi tuần này 4.6 125 lượt thi 43 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

1437 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6.8 K lượt thi 40 câu hỏi
1052 người thi tuần này

Đề 1

98.1 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp văn kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 3:

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc nhằm

Xem đáp án

Câu 4:

Trong những năm 1947-1949, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 5:

Năm 1950, những quốc gia nào sau đây đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là

Xem đáp án

Câu 6:

Năm 1951, mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương được tăng cường thông qua việc thành lập

Xem đáp án

Câu 7:

Ngày 14/9/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp nhằm mục đích

Xem đáp án

Câu 8:

Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

Xem đáp án

Câu 9:

Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Câu 10:

Việc đàm phán và kí kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?

Xem đáp án

Câu 11:

Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6/3/1946 chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 12:

Thực hiện nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đã đem lại hiệu quả như thế nào cho Việt Nam đến trước ngày 19/12/1946?

Xem đáp án

Câu 13:

Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ Việt Nam có thể vận dụng chủ trương nào vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?

Xem đáp án

Câu 14:

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm

Xem đáp án

Câu 15:

Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chủ yếu phục vụ sự nghiệp

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1975 là

Xem đáp án

Câu 17:

Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành trong giai đoạn 1954-1960 nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 18:

Tháng 5/1968, Hội nghị Pa-ri được triệu tập nhằm

Xem đáp án

Câu 19:

Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

Xem đáp án

Câu 20:

Điểm tương đồng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Câu 21:

Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần

Xem đáp án

Câu 22:

Điểm giống nhau giữa Hiêp̣ định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 23:

Từ năm 1968 đến năm 1973, Việt Nam đã cử các phái đoàn ngoại giao tham gia đàm phán, kí kết

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. Trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này, ngoại giao Việt Nam hết sức vinh dự và cũng vô cùng may mắn khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh, “một nhà ngoại giao lỗi lạc cả về trí tuệ và nhân cách” trực tiếp lãnh đạo, dìu dắt. Không những cùng Trung ương Đảng xem xét, phân tích tình hình và đề ra những chủ trương ngoại giao đúng đắn, Người còn trực tiếp xử lý các vấn đề đối ngoại hết sức khó khăn, phức tạp, có lúc phải chấp nhận cả những hiểm nguy tính mạng khi 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc Việt Nam với mục tiêu “diệt Cộng, cầm Hồ”. Trước một số cuộc xung đột giữa lực lượng Việt Minh và quân đội Tưởng, Người đã đề ra phương châm “dàn xếp sao cho đại sự thì thành tiểu sự và tiểu sự thì thành vô sự”. Tài ngoại giao của Người còn là việc nhìn nhận đúng thời cơ và việc sáng suốt ra những quyết sách kịp thời. Nhờ nhãn quan chính trị và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, vào thời điểm khi cả Pháp và Tưởng đều cần phía Việt Nam thỏa thuận với Pháp về một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được để tránh cuộc xung đột mở rộng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt khoảnh khắc lịch sử, kịp thời ký bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 theo những điều kiện có lợi nhất có thể được với Việt Nam, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế cũng như tương quan lực lượng lúc bấy giờ. (Đặng Đình Quý, Ngoại giao trước toàn quốc kháng chiến và bài học về công tác đối ngoại hiện nay, Báo Quân đội nhân dân, 12/3/2024)

Đoạn văn 2

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, ngành ngoại giao đã giữ vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền độc lập nước nhà và bảo vệ thành công chính quyền cách mạng còn non trẻ. Những sách lược, quyết sách táo bạo, khôn khéo của ngoại giao, như “hòa để tiến”, “phân hóa kẻ thù”, cùng các nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu”... đã giúp cách mạng nước ta vượt qua được những tình huống hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. Đồng thời, ngoại giao đã đi đầu trong việc vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam. (Phạm Bình Minh, 75 năm ngoại giao Việt Nam: Một chặng đường lịch sử, Tạp chí Cộng sản, ngày 27/8/2020)

Đoạn văn 3

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Hoạt động đối ngoại của dân tộc Việt Nam từ thủa dựng nước đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tối cao của dân tộc là chống xâm lược, khẳng định quyền độc lập và tự chủ của nước nhà. Chủ nghĩa yêu nước và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do dân tộc đã trở thành nền tảng vững chắc và là nguồn sức mạnh của ngoại giao Việt Nam. Đấy là một truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam. ”

(Đối ngoại Việt Nam - Truyền thống và hiện đại NXB Lý luận chính trị - tr42)

Đoạn văn 4

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa có một quốc gia nào trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 được kí kết giữa Chính phủ ta với đại diện chính phủ Pháp ở Việt Nam mới là “sự thừa nhận trên thực tế”, sự có mặt của đại diện các ohái bộ Đồng minh trong lễ kí tại Hà Nội cũng mang ý nghĩa đó. Nhưng đến Hội nghị Giơnevơ, với bản tham dự của năm cường quốc, bản tuyên bố cuối cùng đã ghi nhận nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia”.

(Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.143-144).

Đoạn văn 5

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Cuộc đàm phán Pari là cuộc đấu tranh cực kì gay go, quyết liệt giữa ta [Việt Nam] và Mĩ… Phía Mĩ phản ứng quyết liệt. Họ buộc phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mĩ về nước, nhưng vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh “Việt Nam hóa”, thương lượng trên thế mạnh… Bị thất bại thảm hại trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B. 52 cuối năm 1972, âm mưu đàm phán trên thế mạnh của Mĩ bị phá sản, ý chí xâm lược của Mĩ bị bẻ gãy. Không còn con bài nào nữa để mặc cả, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari [27 - 1 - 1973], chấp nhận đơn phương rút hết quân Mĩ và quân các nước phụ thuộc về nước…”.

(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1954 - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 235 - 236)

4.6

25 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%