50 Bài tập Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) có đáp án

88 người thi tuần này 4.6 88 lượt thi 50 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

941 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

5.1 K lượt thi 40 câu hỏi
400 người thi tuần này

Đề 1

96.2 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), tình hình Việt Nam có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Câu 2:

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)?

Xem đáp án

Câu 3:

Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

Xem đáp án

Câu 4:

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 5:

Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 7:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 8:

Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì

Xem đáp án

Câu 9:

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ là

Xem đáp án

Câu 10:

Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968), thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh thắng quân viễn chinh Mĩ?

Xem đáp án

Câu 11:

Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã mở đầu giai đoạn “vừa đánh, vừa đàm" trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?

Xem đáp án

Câu 12:

Trong những năm 1965-1973, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc?

Xem đáp án

Câu 13:

Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ có phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 14:

Một trong những chiến dịch của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là chiến dịch

Xem đáp án

Câu 15:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 16:

Thắng lợi nào sau đây của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973?

Xem đáp án

Câu 17:

Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 18:

Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?

Xem đáp án

Câu 19:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc với thắng lợi của chiến dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 20:

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 21:

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

Xem đáp án

Câu 22:

Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam đều cho thấy

Xem đáp án

Câu 23:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 24:

Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là

Xem đáp án

Câu 25:

Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

Xem đáp án

Câu 26:

Nguyên nhân khách quan nào sau đây đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 27:

Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 28:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là

Xem đáp án

Câu 29:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 30:

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  Ở miền Nam, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành hiệp định, đòi các quyền tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa. Phong trào bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào tháng 02 - 1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) vào tháng 8 - 1959, rồi lan khắp miền Nam thành phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 01 - 1960.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển. (SGK Lịch sử 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 47).

Đoạn văn 2

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu.  “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân-đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam: kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cảnh diều, trang 50).

Đoạn văn 3

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

- Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), miền Bắc tiếp tục tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng" trở thành hiện thực.

- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực (nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,... ).

(SGK Lịch sử 12 - bộ sách Cánh diều, trang 42)

Đoạn văn 4

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối đồng thời tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miển Nam, phát triển không ngừng nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao, kết hợp một cách đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm tạo nên sức mạnh để chiến thắng. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.”

(SGK Lịch sử 12 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 52)

Đoạn văn 5

Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:

Tư liệu. “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 Phước Long (6-1-1975).

Chiến thắng Đường 14-Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.” (SGK Lịch sử 12 - bộ sách Cánh diều, trang 49).

4.6

18 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%