Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 Mắt và các dụng cụ quang học (Phần 2)

  • 3109 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 35 phút

Câu 1:

Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:

Xem đáp án

Chọn D

Hướng dẫn: Chùm sáng song song coi như xuất phát từ vô cực, ta có thể coi d = ∞. Chùm ló coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính, cách thấu kính 25 (cm) suy ra d’ = -25 (cm). Áp dụng công thức thấu kính 1f=1d+1d' ta tính được f = - 25 (cm). Vậy thấu kính là thấu kính phân kì có tiêu cự f = -25 (cm)


Câu 2:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì (tiêu cự f=-25 cm), cách thấu kính 25cm. ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

Xem đáp án

Chọn B

Hướng dẫn:

- Áp dụng công thức thấu kính 1f=1d+1d' với f = - 25 (cm), d = 25 (cm) ta tính được d’ = - 12,5 (cm)

- Áp dụng công thức A'B'AB=k với k=d'd = 0,5

Vậy ảnh là ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa lần vật.


Câu 3:

Vật AB = 2 (cm) nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:

Xem đáp án

Chọn C

Hướng dẫn:

Giải hệ phương trình: k=A'B'ABk=d'd

Ta được d’ = 64 (cm)


Câu 4:

Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f =15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:

Xem đáp án

Chọn D

Hướng dẫn:

Giải hệ phương trình: 1f=1d+1d'k=A'B'ABk=d'd

Với d > 0 và d’ >0 ta thu được d = 18 (cm), d’ = 90 (cm).


Câu 5:

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 (cm), qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là:

Xem đáp án

Chọn A

Hướng dẫn:

- Vật AB là vật sáng nên d > 0, ảnh A’B’ là ảnh thật nên d’ > 0 suy ra d’ = 3d = 60 (cm)

- Áp dụng công thức thấu kính 1f=1d+1d'với d = 20 (cm), d’ = 60 (cm) ta tính được f = 15 (cm).


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận