Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 21

  • 6827 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số chất tan được trong nước là a; số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số chất vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b +8c bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al và oxit để xác định

+ chất tan được trong nước: oxit axit + oxit bazo của các kim loại tan trong trong nước

+ dd H2SO4 loãng:  Al và các oxit bazo

+ tan trong dd HCl và NaOH: Al và các oxit bazo của kim loại tan trong nước.

Giải chi tiết:

Các chất tan được trong nước là: P2O5, Na2O, BaO => a = 3

Các chất tan được trong dd H2SO4 loãng là: Al, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO => b =9

Các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dd NaOH là: Al, Na2O,ZnO, Al2O3, BaO => c = 5

Vậy giá trị 15a + 7b + 8c = 15.3 + 7.9 + 8.5 = 148 => chọn B

Các phương trình hóa học minh họa

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O


Câu 2:

Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị  phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết về các chất đã cho, từ đó xác định được A,B,C,D tương ứng

Giải chi tiết:

A là Pb(NO3)2 vì kim loại Pb rất độc

B là NaCl vì NaCl là muối ăn, nên có vị mặn

C là CaCO3.  CaCO3 là muối không tan và dễ bị nhiệt phân hủy

CaCO  CaO + CO2↑               

D là CaSO4. Muối CaSO4 ít tan trong nước và không bị nhiệt phân hủy.


Câu 3:

Dung dịch axit loãng H2SO4 khi phản ứng với chất nào dưới đây mà khí H2 không giải phóng ra (không được sinh ra)?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với dd H2SO4

Giải chi tiết:

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng, do vậy không sinh ra được khí H2


Câu 4:

ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học về ăn mòn kim loại SGK hóa 9 – trang 64 để trả lời

Giải chi tiết:

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh


Câu 5:

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chất làm khô được khí CO2 là chất có tính háo nước(hút nước hoặc phản ứng với nước) nhưng không phản ứng được với CO2

Giải chi tiết:

NaOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O


Bài thi liên quan:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

S

1 năm trước

SPINJITZU SPINJITZU

Bình luận


Bình luận