Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
33681 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Đồng bằng là nơi có sự đa dạng hóa các loại nông sản trong đó quan trọng nhất là
A. cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su...)
B. cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc...)
C. cây ăn quả
D. cây lương thực đặc biệt là lúa gạo
Câu 2:
Nguồn gốc tên gọi Mĩ La Tinh được bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản nào
A. đặc điểm về văn hóa và ngôn ngữ
B. do C.Côlômbô đặt khi tìm ra châu Mĩ
C. từ sự phân chia quyền lợi của các nước lớn
D. do được coi là “sân sau của Hoa Kì”
Câu 3:
Dạng địa hình nào không phải là dạng địa hình ven biển nước ta?
A. Các vịnh cửa sông
B. Các đầm phá, cồn cát
C. Các đảo ven bờ và rạn san hô
D. Các hang động, suối cạn, thung lũng khô
Câu 4:
Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên Bang Nga là:
A. rừng lá cứng
B. rừng tai ga
C. rừng hỗn giao và rừng lá kim
D. rừng lá rộng thường xanh
Câu 5:
Đảo có diện tích lớn nhất của Nhật Bản là:
A. đảo Hôn Su
B. đảo Kiu Xiu
C. đảo Si Cô Cư
D. đảo Hô Cai Đô
Câu 6:
Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên các vùng động lực phát triển kinh tế đó là vùng
A. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Hồng và Cửu Long
Câu 7:
Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong trục hành lang đông – tây nối thành phố Vinh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và nước bạn Lào là
A. đường Hồ Chí Minh
B. quốc lộ 9
C. quốc lộ 7
D. quốc lộ 8
Câu 8:
Về mặt địa hình Tây Nguyên là các cao nguyên ba dan xếp tầng. Em hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không phải ở Tây Nguyên?
A. Cao nguyên Lâm Viên
B. Cao nguyên Di Linh
C. Cao nguyên Sín Chải, Tà Phình
D. Cao nguyên Mơ Nông
Câu 9:
Vùng kinh tế nào ở nước ta không tiếp giáp với biển?
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 10:
Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á được ví là “ Quốc đảo sư tử”?
A. In đô nê xi a
B. Ma lai xi a
C. Phi lip pin
D. Sin ga po
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Gia Lai
B. Nghệ An
C. Đắk Lắk
D. Thanh Hóa
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vào tháng 10 hướng di chuyển của các cơn bão từ biển Đông vào khu vực Duyên hải miền Trung của nước ta theo hướng
A. tây bắc
B. tây nam
C. tây
D. đông bắc
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ trang 11, hãy cho biết dải đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long được phân bố ở
A. Đồng tháp Mười
B. Dọc sông Tiền và sông Hậu
C. Vùng trũng Cà Mau
D. Dọc sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ trang 10, hãy cho biết trong các hệ thống sông của nước ta, hệ thống sông nào không đổ nước ra biển Đông?
A. Hệ thống sông Hồng
B. Hệ thống sông Cả
C. Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang
D. Hệ thống sông Thu Bồn
Câu 15:
Sinh vật ở Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật nào?
A. Vùng biển nhiệt đới
B. Vùng biển nhiệt đới gió mùa
C. Vùng biển xích đạo
D. Vùng biển ôn đới gió mùa
Câu 16:
Giải pháp quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển để giảm gia tăng dân số trong những năm gần đây là
A. giảm tỉ suất tử thô
B. từng bước phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
C. thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Câu 17:
Việc phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta hiện nay đã gây ảnh hưởng đến
A. đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải
B. nâng cao trình độ dân trí của người dân
C. việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
D. sự phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi khó khăn
Câu 18:
Dãy núi được ví là “xương sống “ của lục địa Nam Mĩ là
A. Cooc đi e
B. Hy ma lay a
C. An Pơ
D. An đét
Câu 19:
Khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Ở đây hoạt động công nghiệp được tỏa ra
A. bốn hướng
B. sáu hướng
C. năm hướng
D. nhiều hướng khác nhau
Câu 20:
Vùng được coi là “Trung tâm điều khiển” của nền kinh tế Hoa Kì là
A. vùng Trung Tâm
B. miền Tây Hoa Kì
C. vùng Đông Bắc
D. vùng công nghiệp mới “vành đai mặt trời”
Câu 21:
Cơ quan nào có quyền lực cao nhất trong các cơ quan đầu não của EU?
A. Nghị viện châu Âu
B. Ủy ban liên minh Châu Âu
C. Hội đồng châu Âu
D. Hội đồng bộ trưởng EU
Câu 22:
Ranh giới tự nhiên phân chia vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Tam Điệp
C. dãy Bạch Mã
D. đèo Ngang
Câu 23:
Cho bảng số liệu
Diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Để thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2012 ta nên chọn loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ kết hợp
D. Biểu đồ miền
Câu 24:
Căn cứ vào tỉ lệ ngang trên lát cắt AB ở trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam. Em hãy tính chiều dài lát cắt AB đoạn từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình
A. Xấp xỉ 300 km
B. Xấp xỉ 320 km
C. Xấp xỉ 350 km
D. Xấp xỉ 330km
Câu 25:
Điểm khác nhau giữa quá trình đô thị hóa ở Mĩ La Tinh với Việt Nam là:
A. mang tính chất “tự phát” không gắn với quá trình công nghiệp hóa
B. thực chất là quá trình di dân tự do
C. có quy mô đô thị lớn như nhau
D. có lịch sử lâu đời
Câu 26:
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Độ cao và hướng của các dãy núi
B. Góc chiếu của tia sáng mặt trời
C. Nước ta chủ yếu là đồi núi
D. Góc chiếu của tia sáng mặt trời và sự suy yếu của gió mùa đông bắc
Câu 27:
Loại gió mang mưa đến cho Nhật Bản vào mùa hạ là:
A. gió Tây ôn đới
B. gió Mậu dịch
C. gió mùa đông nam
D. gió mùa đông bắc
Câu 28:
Đối với nước ta, giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch là:
A. cơ giới hoá khâu sản xuất
B. sử dụng các hoá phẩm bảo vệ nông phẩm
C. nâng cao năng lực cho các cơ sở chế biến nông sản
D. đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch
Câu 29:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa - chính trị rất quan trọng của khu vực Đông Nam Á
A. là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn
B. là nơi các cường quốc thường cạnh tranh gây ảnh hưởng
C. tiếp giáp với nhiều biển, đại dương
D. nằm ở ngã ba đường của ba châu lục
Câu 30:
Do sự phân hóa của điều kiện địa hình và đất trồng, để phát triển nông nghiệp nhiệt đới ta cần phải
A. Sử dụng đất đai một cách hợp lí
B. Áp dụng biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí
C. Hình thành các hệ thống canh tác khác nhau trên các vùng
D. Phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết hợp
Câu 31:
Khó khăn lớn nhất về đặc điểm dân cư – xã hội của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là
A. cơ sở hạ tầng thấp kém
B. dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước
C. bình quân đất canh tác theo đầu người thấp nhất cả nước
D. chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai
Câu 32:
Thế mạnh về tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Duyên hải miền Trung là
A. có hệ thống sông ngòi dày đặc
B. khí hậu điều hoà quanh năm, ít thiên tai
C. bờ biển cắt xẻ, có nhiều vũng vịnh, đầm, phá
D. nguồn hải sản tự nhiên phong phú
Câu 33:
Đất cát pha trên các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung, là điều kiện thuận lợi để
A. trồng các cây công nghiệp hàng năm
B. trồng các cây công nghiệp lâu năm
C. trồng các cây lương thực
D. chăn nuôi gia súc lớn và trồng các cây công nghiệp lâu năm
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: tỉ đồng)
Để vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010 ta nên chọn dạng biểu đồ nào?
A. Biểu đồ hình tròn
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ cột
Câu 35:
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2010
A. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là chăn nuôi
B. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là lâm nghiệp
C. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là thủy sản
D. Giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là thủy sản, chậm nhất là lâm nghiệp
Câu 36:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010
(Đơn vị: %)
Em hãy tính tốc độ tăng trưởng giá tri sản xuất thủy sản giai đoạn 2000 – 2010 tăng gấp bao nhiêu lần
A. Xấp xỉ 1,3 lần
B. Xấp xỉ 2,0 lần
C. Xấp xỉ 2,6 lần
D. Xấp xỉ 2,8 lần
Câu 37:
Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của nước ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào?
A. Đất phù sa màu mỡ
B. Trình độ thâm canh trong nông nghiệp
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và sự phân hóa đa dạng
D. Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ
Câu 38:
Nét tương đồng về thế mạnh phát triển công nghiệp của Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. khai thác thuỷ điện
B. khai thác lâm nghiệp
C. khai thác khoáng sản
D. phát triển chăn nuôi đại gia súc
Câu 39:
Nguyên nhân quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là do
A. vị trí địa lí
B. trình độ thâm canh
C. đặc điểm sinh thái nông nghiệp
D. hướng chuyên môn hóa trong nông nghiệp
Câu 40:
Cho biểu đồ sau:
Giải thích nào sau đây đúng với sự tăng trưởng của ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2000 – 2010?
A. Do nước ta đẩy mạnh phát triển thủy sản nuôi trồng
B. Do đẩy mạnh hoạt động chế biến sản phẩm thủy sản
C. Do đã khai thác được các thị trường giàu tiềm năng (nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản)
D. Do đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ
3 Đánh giá
67%
33%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com