Đề minh họa tốt nghiệp THPT Lịch sử có đáp án năm 2025 (Đề 15)

20 người thi tuần này 4.6 20 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1391 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6 K lượt thi 40 câu hỏi
779 người thi tuần này

Đề 1

97.1 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Bối cảnh lịch sử nào sau đây dẫn đến sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

Xem đáp án

Câu 2:

Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt, để khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, năm 1284, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã viết ra tác phẩm nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Liên hợp quốc góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba (1962), chiến tranh Trung Đông (1973), chấm dứt các cuộc xung đột kéo dài ở En Xan-va-đo , Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích (trong những năm 90 của thế kỉ XX)”. Đoạn tư liệu trên phản ánh vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trên lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 4:

Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? 

Xem đáp án

Câu 5:

Xây dựng một môi trường hoà bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á - đó là mục tiêu của trụ cột nào trong Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 6:

Trong cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự - là mục tiêu của Pháp khi thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 8:

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 9:

Trong công cuộc Đổi mới, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.. - đó là thành tựu trên lĩnh vực nào?

Xem đáp án

Câu 10:

Trong giai đoạn 1930 - 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Từ năm 2010, quốc gia nào đã vượt qua Nhật Bản để vươn lên, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Xem đáp án

Câu 12:

Năm 2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo là:

Xem đáp án

Câu 13:

Công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế như thế nào?

Xem đáp án

Câu 14:

Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 15:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta là do

Xem đáp án

Câu 16:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm đáp ứng nhu cầu 

Xem đáp án

Câu 17:

Nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 18:

Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục?

Xem đáp án

Câu 19:

Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần

Xem đáp án

Câu 20:

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Câu 21:

Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự đã

Xem đáp án

Câu 22:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi ở Việt Nam đã

Xem đáp án

Câu 23:

Quyết định phát dộng toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (19/12/1946) là

Xem đáp án

Câu 24:

Một trong những điểm khác giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đoạn văn 1

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Tuy đối đầu quyết liệt như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là liên quan tới nguy cơ thảm hoạ của một cuộc chiến tranh hạt nhân và sau này là cuộc chạy đua kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, có thể nói cả hai siêu cường Mỹ - Xô đều thực hiện chiến lược phòng ngự va cac nước lon nhu My, Anh, Phap cung nhu Lien Xô, Trung Quốc đều ra sức tránh nguy cơ gây ra đụng đầu trực tiếp giữa các nước lớn. Do đó, thế giới trong Trật tự thế giới hai cực Ianta là vừa trong tình trạng đối đầu lại vừa hoà hoãn chung sống hoà bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác”.

(Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, tr.41)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã…Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.

(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Toàn cảnh, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2001, tr.161-162)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một thập kỉ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lí cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).

Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội.

Trong giai đoạn 2009-2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2.

Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo đã nhóm họp tại Malaixia, kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.

4.6

4 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%