Đề thi thử THPTQG môn Lịch Sử cực hay có lời giải (P3)

  • 5532 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Từ tháng 02/1917 đến đầu tháng 10/1917, phương pháp đấu tranh của Đảng Bôn-sê-vích là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau cách mạng tháng hai, nước Nga ở trong tình trạng hai chính quyền cùng song song tồn tại : Xô Viết đại biểu công nhân - nông dân và binh lính và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Đây là một cục diện chính trị hết sức đặc biệt nó xuất phát từ tính chất dân chủ tư sản của cách mạng tháng hai và sau đó cả hai chính quyền của giai cấp tư sản và vô sản đều chưa đủ mạnh để lật đổ chính quyền của bên nào. Vì vậy, trong thời điểm từ sau cách mạng tháng hai đến trước cách mạng tháng Mười, Lên nin và Đảng Bôn sê vích đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Nga lúc này là đấu tranh hòa bình, tránh tổn thất và có thời gian chuẩn bị lực lượng chuẩn bị tiến hành cách mạng tháng Mười


Câu 2:

Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau "chiến tranh lạnh", Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, trên thế giới chỉ còn lại một cực là Mỹ. Đây là cơ hội để Oa-sinh-tơn thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Nhưng Mỹ đã không tận dụng được "cơ hội vàng" đó, đi tới chỗ ảo tưởng, phiêu lưu và phạm nhiều sai lầm, trong đó có nguyên nhân tác động trực tiếp là sự lớn mạnh của các cường quốc khiến Mĩ không còn nắm được vị trí thống trị của thế giới


Câu 3:

Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng đất nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc điên cuồng chống phá Liên Xô bằng việc thực hiện " Chiến tranh lạnh". Đất nước Liên xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện dư âm của cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Tuy nhiên để đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới là nhờ chủ yếu vào tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng. Đó là yếu tố quan trọng nhất không chỉ đối với riêng đất nước và con người Liên Xô mà là bài học chung của mọi cuộc cách mạng nhất là sự ủng hộ của quần chúng nhân dân


Câu 4:

Cao trào bãi công của công nhân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1947 mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau cuộc bãi công của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bom Bay, ở Ấn Độ đã nổ ra hàng loạt các cuộc bãi công đòi thực dân Anh phải trao trả độc lập. Ở Ấn Độ, cuộc biểu tình này đã thu hút rất nhiều các lực lượng và giai cấp đứng lên đấu tranh mà điển hình sau đó là Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancutta. Đây là cuộc đấu tranh đã mở ra thời kì mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ góp phần làm cho thực dân Anh phải nhượng bộ vào tháng 7 - 1948


Câu 5:

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh đã khiến khu vực này được mệnh danh là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh đã biến châu lục này thành "Lục địa bùng cháy


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận